KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÁ
Tổng hợp tất cả các kỹ thuật nuôi gà đá, gà nòi tất tần tật từ a- z. Hoàng Gà Nòi tin rằng quý độc giả sẽ có cái nhìn bao quát hơn và chi tiết hơn… Thú chơi gà nòi và truyền thống đá gà tại Việt Nam đã có từ lâu đời, có thể hơn 700 năm trước vào thế kỷ thứ XII. Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng các con vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt.
Đôi nét về nghệ thuật gà đá
Phân loại gà
Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: Hổ quyền, chọi trâu, và đá gà. Trong khi hổ quyền là một nghệ thuật biểu diễn võ thuật được tổ chức trong giới hạn của cung đình cho các bậc vua chúa thưởng ngoạn, thì chọi trâu và đá gà là hai thú vui dân gian.
Tuy nhiên phải nói đá gà là một trong những loại thi đấu được nhiều người ưa thích và tham dự. Trong nghệ thuật gà nòi, những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi đá gà thường “tầm thầy học đạo” trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì nỗi sung sướng và tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên chôn giang hồ. Những trận gà “để đời” như thế được kể lại và truyền miệng trong giới mộ điệu, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. Có thể nói người chủ kê chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng.
Đặc điểm
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha củng quan trọng, gà cha củng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay.
Thường một đám gà con khi tuyển chọn củng chỉ được một vài con gà tài. Chọn được giống gà hay đã khó, quá trình chăm sóc huấn luyện nó trở thành một con gà đá hay còn khó hơn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã cho ra đời ấn phẩm Kỹ thuật nuôi gà đá như một món quà dành tặng cho tất cả những người đam mê môn đá gà.
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ THÚ CHƠI GÀ CHỌI
Lịch sử thú chơi gà đá
Đôi nét về gà – Dấu vết văn minh Đông Nam Á
Nghĩ đến con gà nhiều người thường nghĩ đến một làng quê êm ả bên con sông nhỏ và một buổi trưa hè nóng bức oi ả. Cái nắng chói chang làm khô đống lúa ngoài sân mới gặt về; một vài ngọn gió hiu hiu thổi qua; một đàn gà vô tự nhặt lúa; tiếng gà gáy ó ò 0… một hình ảnh đầm ấm, no đủ của miền quê Việt Nam. Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư đã miêu tả thật sinh động cái hình ảnh lung linh đó: “Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không”. Nắng; làn gió; sân nhà; tiếng gà gáy… những thành tô” đó có thể khuấy động hồn quê của mọi người Việt. Trong tâm khảm của bất cứ người Việt nào, kể cả nhũng người sinh trưỏng ỏ thành thị, cũng ẩn chứa một chút cái “nhà quê”. Sống trong thời đại chạy đua với thòi gian, chúng ta ngày càng đi xa cái “nhà quê” đó; nhưng một khi có dịp nghe tiếng gà gáy trong cái nắng chang chang, cái “nhà quê” mộc mạc ấy bỗng dưng sống dậy nguyên vẹn trong tâm hồn mõi người.
Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhố quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: “Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa Nhớ chao ôi nhớ! Tròi xanh thế! Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!” Tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam là tiếng gà rất Việt Nam. Nó khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh hay tiếng nhạn trong thơ Đường. Tiếng gà gáy trong buổi trưa hè có một tác động lạ lùng, như khơi dậy những tiềm thức và tầng u ẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm Việt Nam. Nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt. Có lẽ trong 12 con vật dùng làm biểu tượng cho chu kỳ 12 năm trong lịch Việt Nam, con gà đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa nông nghiệp.
Nói đến gà là nói đến con người, hai sinh vật đã chung sống qua hàng chục ngàn năm, và trong thời gian dài đằng đẵng đó, con người đã biến đổi loài gà nhiều đến độ có thể nói rằng chúng là sản phẩm sáng tạo của con người, chứ không còn là sáng tạo nguyên thủy (là loài chim) của tự nhiên nữa. MỐI liên hệ của loài gà và con người có thể nói lên sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây một cách rõ nét nhất. Người phương Tây xem con gà như là một con vật bậc thấp, một con vật họ có thể kỹ nghệ hóa để lấy trứng, lấy chất đạm nuôi con người. Nhưng đối với người nông dân Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, con gà là bạn và là một biểu tượng văn hóa.
Hình ảnh con gà không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn được thể hiện trên ngọn bút của những họa sĩ dân gian. Trong bộ tranh truyền thống làng Đông Hồ, tranh gà và lợn vẫn chiếm đa sô”.
‘Tranh dần gian – Đông Hồ: “Em 6é và gà” và “Qà trống” Bộ tranh gà lợn được treo trang trọng trong nhà nhân dịp Tết thể hiện niềm mong ước được sung túc, viên mãn, dồi dào sức khỏe (tranh Gà trống) trong năm sắp đến. Bình luận về màu sắc trong tranh gà tranh lợn, một học giả nhận xét: “Tranh gà tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như lúa chín, xanh như lá mạ”, hay “…vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày”. Đó đều là những màu sắc quen thuộc, in sâu vào tâm trí mỗi người nông dân của nhiều thế hệ, trở thành những màu sắc dân tộc: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp. Trên trống đồng, gà và chim (cùng giống) là những loài vật được thể hiện tương đối nhiều. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số những loài chim nước như: cò, bồ nông, xít…
Người Đông Nam Á cổ xem loài gà như một biểu tượng huyền bí của thần thánh, ở Sumatra (Nam Dương) người dân xây dựng đền thờ gà và tổ chức ngày lễ hằng năm để vinh danh thần gà. Trong huyền sử Việt Nam có truyền thuyết cho rằng, thòi vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ỏ đất Việt Thưòng, nhưng đắp đến đâu thì đất lỏ đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một còn rùa (thần Kim quy) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công.
Bên cạnh núi có một quán trọ, mà chủ quán là Ngộ Không có một cô con gái và một con gà trống trắng vốn là dư khí của quỉ tinh biến thành để hãm hại dân làng. Đến khi nhà vua giả dạng thường dân ghé lại quán nghỉ qua đêm, và cùng với sự giúp đỡ của rùa thần, nhà vua xua đuổi ma quỷ đến tận chân núi Thất Diệu. Quay về quán, nhà vua bảo Ngộ Không nên giết con gà trắng, và khi con gà chết, lập tức người con gái cũng chết. Sau đó chỉ nửa tháng thành quách xây xong. Không chỉ Đông Nam Á, các nền văn minh cổ khác cũng xem con gà là một con vật đặc biệt, có ý nghĩa tôn giáo. Thời đại nữ hoàng Victoria, Ngưòi Anh xem con gà trốhg là biểu tượng của nam tính và sức sống. Những nhà văn danh tiếng như Aldrovandi còn cho rằng: “Gà trống là tấm gương tốt nhất và trung thực nhất về ngưòi cha trong một gia đình”, bỏi vì không chỉ là một ngưồi bảo vệ an toàn cho gia đình, nó còn tất tả lo lắng đến sự sinh tồn cho tất cả thành viên trong gia đình. Tính can đảm của gà được biểu hiện qua những trận đá gà. Đá gà (hay nói theo phương ngữ miền Bắc là chọi gà) là một trò chơi dân gian đã được lưu truyền tại vùng Đông Nam Á qua nhiều thế kỷ. ở nước ta sử sách cũng có đề cập đến đá gà từ thế kỷ XII. Hưng Đạo Vương trong Hịch tướng sĩ từng than trách những người ham mê đá gà mà quên việc lốn của nước nhà.
Mỗi khi Tết về, đá gà là một trò chơi không thể thiếu được ở nông thôn. Thời kỳ trưốc năm 1975, ở miền Nam còn có cả một kỹ nghệ nuôi gà nòi và có nhiều trường đá gà. Trò chơi đá gà không chỉ là một thú vui dân dã, mà còn thu hút các giai cấp ở tầng thượng lưu giàu có, với những cuộc tranh tài được tổ chức rất qui mô và có nội qui nghiêm chỉnh, vối sự tham gia của các quan chức cao cấp. (Trước năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống miền Nam, là một trong những người nổi tiếng ham mê đá gà). Trong các giông gà đá, có lẽ gà tre (chỉ thấy ỏ miền Tây Nam bộ) là nổi tiếng nhất. Đây là một giống gà nhỏ, lông màu sặc sỡ, đuôi dài, chân cao, đùi săn chắc, rất lý tưởng cho đấu trường đá gà. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các học thuyết đạo đức mới và biến chứng cò bạc trong trò chơi, đá gà không được xem là một loại hình thể thao, một trò chơi giải trí mà là một hành động tàn nhẫn với thú vật.
Nhiều người phương Tây nhìn trò đá gà ở các nước Đông Nam Á như là một tàn dư, một dấu vết về sự kém văn minh của người dân trong các nưốc đang phát triển. Nhưng có lẽ họ quên rằng đá gà có một lịch sử rất lâu dài, đã từng thịnh hành và thậm chí vẫn còn đang tồn tại ở một số nưóc phương Tây. Theo cổ sử, đá gà là một trong những loại hình thể thao phổ biến nhất trong xã hội người Ai Cập, Ba Tư (tức Iran ngày nay), Do Thái, và Canaan (Trung Đông). Thòi đó, người ta nuôi và gây giông gà chọi để đấu và đánh cuộc trong các phiên chợ tương tự như đá gà trong thế kỷ XX ở nước ta.
Thời kỳ thế kỷ thứ I (sau Công nguyên), Julius Caesar là người truyền bá trò chơi đá gà đến người dân La Mã và sau này đến người Anh. Đến thòi vua Henry thứ VIII (thế kỷ XVI), đá gà ở Anh thịnh hành đến mức trở thành một loại hình thể thao quốc gia. Thòi đó, những cuộc tranh tài thường diễn ra tại cung điện của nhà vua và tại các khuôn viên nhà thò vì các giáo sĩ cũng ham mê đá gà. Đến thời Hoàng hậu Victoria thì môn thể thao này bị suy tàn vì sắc lệnh của triều đình cấm đá gà. Công cuộc truy tìm nguồn gốc của gà là một đề tài nghiên cứu qui mô của nhiều nhóm khoa học gia trên thế giới, và qua các nghiên cứu này, nhiều phát hiện thú vị đã làm thay đổi cái nhìn về nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giông gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên tiếng Anh là Red ơungle Fowl, tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ học trong và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước đây tại vùng thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng, Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần dưõng các loài gia cầm như gà và ưốc tính thòi điểm thuần hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 – 7.500 năm trưốc đây. Nhưng thời điểm này cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền bắc Trung Quốc không thể là nơi lý tưỏng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl phát triển.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bô” trên Tập san Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền của 21 giống gà thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka… và phát hiện ra rằng, giống gà ỏ Thái Lan có hệ sô” phong phú di truyền cao nhất, tức là giông gà ở đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thê” giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng, tất cả các giông gà nuôi trên thê” giới ngày nay xuất phát từ một giông gà từng sông (hay thuần hóa) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng 8.000 năm về trước.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu Nhật, dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại nhất, cũng phù hợp với các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ỏ nưốc ta. Tài liệu khảo cổ học Việt Nam cho biết có khá nhiều xương cốt của các loài gia cầm như: gà, vịt… thuộc thòi kỳ hậu Đồ đá mới được tìm thấy tại Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu và Hoa Lộc. Tại Đồng Đậu, các nhà khảo cổ học Việt Nam còn phát hiện 2 tượng gà nặn bằng đất nung. Như vậy, có thể nói gà đã được con người thuần dưỡng ít nhất là 8.000 năm trước đây tại những vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay.
Trong cuốn Origin of species, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giối đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, w. G. Solheim II nhận xét rằng, Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất. Gần đây, có hai nghiên cứu từ Nhật cho thấy giống gà Shamo, một loại gà nòi được nuôi chủ yếu cho trò chơi đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dương và miền Nam Trung Quốc ngày nay.
Thú chơi gà đá
Thú chơi đá gà trên thế giới Trò chơi đá gà đã có từ thuỏ xa xưa, khỏi sự từ những vùng văn minh đầu tiên của nhân loại, rồi sau đó được lan truyền đi các nơi. Nhiều, người cho rằng, chính những thương gia người Phéniciens đã du nhập gà vào những vùng mà họ có liên lạc buôn bán, cũng như các đoàn quân đi chinh phục của người Hy Lạp và La Mã đã đem gà tới những nơi mà họ đã chiếm cứ được. Việt nam cũng không ra khỏi thông lệ đó, đốì với ảnh hưởng của người phương Bắc.
Ớ thời đại phong kiến, nhiều quốc gia trên thế giới có tục lệ chơi đá gà, một tục lệ thường được các vị vua chúa và quan lại trong triều đình ưa thích. Cũng như trò chơi giải trí về đua ngựa và đua chó săn, các cuộc đá gà, ỏ một số nưóc châu Âu và Trung hoa, vào thời kỳ phong kiến ấy, cũng rất được thịnh hành. Lúc đầu, tại các cung điện nhà vua, ngưòi xưa chỉ tìm cái thú vui là để thấy con gà trống đá nào thắng: con gà nhạn (sắc trắng) hay con gà ô (lông đen) hoặc con tía vỉa (màu tía, sở trường đá đòn vỉa, tức đòn luồn)? Nhưng khi những cuộc đá gà đã được phổ quát trong các tầng lốp dân chúng thì thú vui ấy đã nhanh chóng nhường chỗ cho sự say sưa đánh cuộc.
Thay vì đánh cuộc trong các trận đua ngựa, thì họ lại đánh cuộc trong các trận đá gà. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đã có luật cấm trò chơi đá gà vì nhiều lý do, nhưng vẫn còn 27 quốc gia hay miền xứ, hoặc được chính quyền giả lơ để người dân tổ chức, hoặc công khai cho phép như ở quần đảo Antilles, quần đảo Nam dương… và đặc biệt là hải đảo Bali, nơi rất nổi tiếng về các đấu trường đá gà. Ai cũng biết đặc tính bẩm sinh của gà trống là hiếu chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau dù ở tình trạng nào: hoang dã ngoài rừng núi hay được dưỡng nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu chiến hơn, một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị tưóng, có những ngón đòn lạ… mà người ta thường bảo là “thần kê”. Đó là lý do thúc đẩy những ai muốn chơi gà chọi thì cần phải tìm tòi và chọn lựa.
Vào thời phong kiến, thú chơi đá gà này có lúc rất thịnh hành trong nhiều đế quốc, nhất là khi được nhà vua và triều đình ưa thích. Chẳng hạn như ở Anh quốc, vào thế kỷ XVII, dưới triều vua Charles II, những cuộc đá gà đã được đặt thành luật lệ, mang tầm cõ quốc gia, dược tổ chức ngang hàng với những cuộc đua ngựa. ở Tây Ban Nha, đá gà là môn thể thao đã và đang tồn tại qua hàng ngàn năm. Chưa ai biết đích xác môn thế thao này du nhập qua Tây Ban Nha từ thòi nào, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nó được truyền bá qua thương gia từ các vùng Trung Đông. Ngày nay, đá gà vẫn là bộ môn thể thao phổ biến tại những vùng như: Bilbao, Oviedo, Madrid, Barcelona và Valencia.
ở Mỹ, đá gà cùng có thời rất thịnh hành. Tổng thông George Washington, Thomas Jefferson, Andrevv Jackson và Abraham Lincoln là những người rất ham mê đá gà. Thòi đó, đá gà được xem là một môn thể thao của giới đàn ông sành điệu. Có lúc những cuộc chọi gà được tổ chức ngay trong phòng của tổng thống! Đến khi cuộc nội chiến xảy ra, môn đá gà từ đó suy tàn theo thòi gian. Cho đến nay, chỉ có bang Louisana và một phần bang New Mexico cho phép đá gà, còn các bang khác đều có luật cấm đá gà. ở Trung hoa, từ đòi nhà Đường (618 – 907) đến nhà Nguyên (1280 – 1341) rồi nhà Thanh (1644 – 1795)… tục lệ chơi đá gà cũng rầm rộ không kém. Ngay cả đến Việt Nam, dưới đời vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293), các tưống sĩ cũng rất ham mê đá gà. Sự ham mê này kéo dài rất lâu. Linh mục Richard (1778), trong cuốn Histoire Naturelle, Civile et Polỉtique du Tonkin đã cho biết:
Vào cuối thế kỷ XVIII, đòi chúa Trịnh – Khải (1783 – 1786), để nuôi gà trống đá, nhà chúa đã đặt một ông quan phụ trách trông coi. Nếu vị quan này lơ là trong việc nuôi dưõng và huấn luyện gà, sẽ bị trừng phạt rất nặng. Chơi đá gà, dù ỏ phương Đông hay phương Tây, không chỉ là một trò chơi giải trí, mà kèm theo đó, có việc đánh cá, một lổỉ chơi cò bạc. Không biết có phải vì cờ bạc mà nhiều nước trên thế giới đã có luật lệ cấm ngăn? Hay ngăn cấm, chỉ vì cho rằng, đó là trò chơi dã man? Nhưng dù sao chăng nữa, hiện giờ cũng vẫn còn có nhiều nước và nhiều miền tổ chức. Thú chơi đá gà ở nước ta Thú chơi gà nòi và truyền thông đá gà tại Việt Nam đã có từ lâu đòi, có thể hơn 700 năm trước vào thế kỷ thứ XII.
Trong thòi gian đầu, khi sở thích chơi gà nòi được bắt đầu phát triển cho một số bậc vua chúa quyền quý và sau đó lan rộng ra chốn dân giã, những tài liệu về văn chương được truyền tụng đã bị thất lạc hoặc tiêu huỷ và lấy mất do những lần Việt Nam bị nưốc Trung Quốc xâm lăng và thống trị. Lịch sử Việt Nam ghi lại những lần trở lại đô hộ Việt Nam, các sách vở quý giá đều bị người Trung Quốc tịch thu và đốt cháy để áp dụng chính sánh “ngu dân” hòng thống trị Việt Nam lâu dài. Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tưổng gà nòi chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ XVII. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832), một trung thần có công bình định và xây dựng tỉnh Gia Định ngày nay dưới thòi vua Gia Long (Nguyễn Ánh).
Tục truyền Tả quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5.000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là “Kê kinh”, mặc dù do bản sao chép lại đã “tam sao thất bổn” nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm “kim chỉ nam” cho việc chọn và xem tưống gà nòi. Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thê kỷ thứ XIII đó là dưối thời nhà Trần, cựa gà nòi được nhắc đến trong bài Hịch tướng sĩ trong Hưng Đạo Đại vương liệt truyện. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã trở thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian.
Khi hiểm hoạ của giặc Mông cổ vói một đạo quân hùng hậu dưới thòi vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giối để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. ở vào tuổi 30 Tam thập như lập Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lãnh quân đội để chống lại giặc “Thát Đát”. Đổ cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà nòi mà quên đi mốì họa nước mất nhà tan, ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lòi hiệu triệu:
“Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp
Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu”.
Diễn thơ: Đúng có lúc quân Mông, Thát tối,
Cựa gà không chọc nổi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân?
Ngày nay các tay chơi gà nòi có thể tham khảo về những kỹ thuật nuôi, tập luyện và chuẩn bị gà ra trưòng từ các tay chơi gà nòi đầy kinh nghiệm và lão luyện đã từng sống tại Hà Nội với dòng gà Mã lại (Mã mái) vào những năm của thập niên 30. Một số tài liệu, ấn bản về nghệ thuật và văn chương truyền khẩu qua cách chơi gà nòi đã được ghi nhận lại vào thời kỳ tiền chiến (1945). Vào thời này ở miền Bắc có nhiều trường gà (sới) cho các tay chơi gà nòi so tài cao thấp với số’ người tham dự lên đến cả hàng ngàn người.
Đặc điểm trò chơi đá gà ở nước Việt Nam ta
Chọi gà – Thú chơi của các bậc vương giả
Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: hổ quyền, chọi trâu, và đá gà. Muôn hiểu rõ hơn về truyền thông đá gà tại Việt Nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ “nòi” trong văn chương bác cổ. Chữ “nòi” được dùng một cách đặc biệt để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ “Nòi giống Tiên Rồng” mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Truyền thuyết “Tiên Rồng” được dùng để nói đến người Việt ngày nay là hậu duệ của “Cha Rồng” và “Mẹ Tiên”, một giòng dõi có một không hai trong lịch sử nhân loại. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống linh vật như rồng và gà nòi.
Rồng là một linh vật có những đặc điểm nổi bật như: sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương nên gà nòi có thể nói là loài vật mang nhiều đặc tính như loài linh vật nhưng lại rất gần gũi vối con ngưòi. Đó cũng là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nuôi gà nòi. Trong lịch sử nước nhà, dân tộc Việt luôn luôn nổi dậy để chống bạo quyền và ngoại xâm, không chịu khuất phục trưóc sức mạnh của ngoại xâm. Sự bất khuất và dũng cảm của người dân Việt có những điểm tương đồng vói sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến rồng là biểu tượng trong tưởng tượng thì có thể nói gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất của người dân Việt.
Những người mê gà nòi là những người có những tính cách đặc biệt. Ngay cả những tay mê gà ở Mỹ cũng tự xem mình thuộc thành phần “special breed’ (loài đặc biệt). Trong thời gian dịch cúm gà hoành hành tại Việt Nam vào năm 2003, chính quyền đã tịch thu và hủy diệt một sô” lượng gia cầm rất lốn nhằm chặn đứng bệnh dịch có thể lan tràn ra những vùng khác. Có những người yêu gà nòi đã thốt lên: “Gà nòi còn, nước Việt còn. Gà nòi mất, nước Việt mất”.
Câu nói này nói lên tinh thần bất khuất của gà nòi trong mỗi người dũng sĩ Việt Nam mà gà nòi là biểu tượng thực tế. Một khi lòng dũng cảm đấu tranh của con người mất đi thì tổ quốc của họ cũng sẽ bị mất. Mặc dù được dựa trên một thành ngữ đã có sẵn và thay đổi hai chữ tiếng Việt thành hai chữ gà nòi trong câu: “Tiếng Việt còn, nưốc Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất”, nhưng nếu xem lại lịch sử nước nhà trong quá trình dựng nưốc và giữ nước, Việt Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù có khả năng về quân sự và nhân lực gấp bội lần.
Những dũng tướng điều binh góp phần để bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết trong lịch sử Việt Nam như: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi đá gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưỏng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưỏng ít nhiều. Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề bày tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lốp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính bất di bất dịch trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam. Người chủ kê chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng.
Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập, mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho ngưồi chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thòi gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dù xa xôi đến đâu cũng tìm đến và cố công mua cho bằng được. Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn dành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình và đến lúc này thì vai trò có thể đảo ngược lại, không biết người làm chủ gà hay gà làm chủ người.
Người Việt Nam và các dân tộc châu Á nói chung không muốn mất mặt cho dù bằng một lý do nhỏ nhặt nhất, trong lĩnh vực này thì không kể sang hèn, giàu hay nghèo đều như nhau. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, Đạo kê (đọc thêm ở phần phụ lục) được thành hình và ra đời. Nó là văn hoá của giới thượng lưu biết chữ vì họ phải thông suốt những tài liệu đá gà được viết bằng Hán văn hoặc Hán Việt như Kê Kinh. Kinh sách và tài liệu qúy báu thương chỉ đựơc lưu truyền giữa những giưói thượng lưu và có tính cách bí truyền không thoát ra cho người ngoài.
Những người trẻ tuổi chập chững bưốc vào thú chơi đá gà thường “tầm thầy học đạo” trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì nỗi sung sưống và tự hào lốn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên chốn giang hồ. Những trận gà “để đời” như thế được kể lại và truyền miệng trong giới mộ điệu, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài.
Đây là lý do tại sao gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng gà lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra thế đá riêng của dòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp, mà còn được áp dụng trong phép đá gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô giá và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân.
Ngày nay ngươi Việt Nam vẫn tổ chức các buổi thi đá gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi đá gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình.
Chọi gà – Thú chơi nhiều công phu
Nghề nuôi và chơi gà chọi rất lắm công phu, nhưng cái chính là phải có tình yêu và lòng dam mê, bởi nuôi gà chọi rất kỳ công, từ việc chọn giống đến chăm sóc và đưa gà ra sói chọi. Chăm gà chọi cũng giông như chăm chút đứa con của mình. Ngoài ra, người nuôi và chơi gà chọi còn phải biết cách xem tướng gà để có thể chọn được những con gà hay, gà tài.
Người nuôi gà chọi coi trọng việc tìm tông mác (chọn giống) gà, bởi gà bô” mẹ hay, giỏi mới có thể sản sinh ra những con gà nòi. Dân chơi gà chọi thường truyền nhau câu thơ về việc chọn gà giống:
“Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai;
Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai”.
Chọn gà, trước tiên căn cứ vào bộ lông (nhất giáp). Những con gà có bộ lông dày, dài và mượt là gà tốt. Gà phải cao, dài; vẩy móng chân phải to đều, ngón khô, móng bẹ (to); cần cổ gà phải đều, đặc, tròn; mỏ phải to, dài và thẳng. Gà phải có vành mí mắt dày, con ngươi tròn bé (độ gan lì). Chọn được một con gà có những đặc tính trên rất khó. Dân nuôi gà chọi phải đi nhiều nơi tìm giống gà. Gà đất thép Tuy Hòa (Bình Định) rất được ưa chuộng. Thậm chí, có khi phải nhập gà từ Thái Lan, Hồng Kông về vối giá cao. Chọn được gà có tưống quý đã khó, nhưng chăm sóc để thành gà chọi hay càng khó. Hằng ngày phải cho gà ăn đủ 2 bữa thóc tẻ, 3 – 5 ngày phải cho gà ăn vài miếng lươn, ếch, nhái…
Luôn phải trông chừng để gà tránh nhiễm bệnh, tránh rét vào mùa đông và tránh nóng vào mùa hè. Khi gà được một năm tuổi, bắt đầu cho luyện tập. Quá trình luyện tập thường kéo dài 2 tháng, dân trong nghề gọi là vần.
Trong khoảng thòi gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày, cho gà chọi thử với gà khác, sau đó, cho gà nghỉ 3 – 4 ngày. Sau khi cho chọi thử, phải om trườm gà. Trước tiên, lấy các loại lá thảo dược cho vào nấu sôi, sau đó nhúng khăn vào nưốc lá, vắt khô, để khăn đủ ấm và đắp khăn cho gà, đặc biệt là những chỗ bị đau. Om trưòm gà nhằm mục đích làm chai cứng phần da, tan vết thương và làm cho gà dẻo gân. Gà trải qua 4 lần vần, 4 lần om trưòm có thể đưa ra sới chọi.
Những ai đam mê thú chơi gà chọi sẽ thấy để có được một con gà chọi như ý cần đầu tư nhiều công sức như thế nào? Tìm được con gà chọi đẹp là yếu tô tiên quyết, nhưng để có được con gà chọi hay thì quá trình chăm sóc luyện tập cho gà giữ vai trò quyết định.
Chọi gà thể hiện tinh thần thượng võ
Chọi gà là nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trải qua gần 1000 năm, thú vui này còn được lưu truyền đến ngày nay là bởi có những người yêu nghề và đam mê thú chơi gà. Những người chơi gà chọi coi 2 con gà đá nhau như những người thi đấu võ. Những miếng đánh hiểm, những trận đấu hay và những con gà được coi là “thần kê” đã đi vào huyền thoại, được dân trong nghề lưu truyền, ca tụng. Người nuôi gà chọi cả đòi chỉ cần đúc được một con gà tài thì đi đâu cũng được nhắc đến. Đổ đưa gà ra sới > không phải cứ có gà là tham gia được. Người tổ chức thi chọi phải biết cách ghép gà (sắp xếp nhũng con đồng cân đồng lạng chọi vối nhau).
Hai con gà chọi vào sới phải cùng cân, cao bằng nhau và cựa cũng phải dài bằng nhau. Nếu chênh lệch, con gà nào hơn phải chấp. Nếu hơn 0,lkg phải chấp 10 phút bịt mỏ, hơn 1 thành chiều cao (lcm, tính bằng cách so vai) chấp 10 phút bịt mỏ, cựa chênh lệnh (về độ dài, to) hai chủ gà sẽ thỏa thuận quấn băng, vải thêm. Mục đích của việc ghép gà và tính chấp là bảo đảm công bằng, bỏi đốì với gà đem ra chọi thì “nhất khỏe, nhì tài”. Con nào khỏe hơn, có ưu thế về chiều cao, cân nặng, cựa sẽ có nhiều khả năng thắng hơn. Nhưng có nhiều trường hợp những con gà thấp hơn, nhẹ cân hơn nhưng nhò có lôi. đánh khôn ngoan nên giành chiến thắng.
Một trận chọi gà thường kéo dài trong 9 hồ, mỗi hồ 15 phút, nghỉ giữa hồ 5 phút. Mỗi trận đấu, chủ gà duy nhất được vay thêm 5 phút cho gà nghỉ ngơi và chữa trị khi gà bị đau. Gà bị tính thua khi bỏ chạy (miệng kêu, chân chạy) hoặc chủ gà bế gà lên xin thua. Nhiều trường hợp, do trúng đòn quá nặng, gà chết ngay trong sới. Luật Trường gà – Miền Bắc: Luật trường gà khác nhau tùy địa phương. 0 sối Yên Sỏ, mỗi hiệp đấu được ấn định là 15 phút. Nghỉ và làm nưốc là 5 phút. Không có giói hạn mỗi độ gà là bao nhiêu hiệp. Sô” hiệp của độ gà có thể được thỏa thuận giữa hai chủ kê. Các chi tiết như: khóp mỏ, chắp lông, may mắt có thể khác biệt giữa các trường gà.
– Miền Trung: Ớ tại tỉnh Bình Định, mỗi một hiệp (ôm) được ấn định là 20 phút. Gà ra hiệp làm nước cho nghỉ 5 phút. Gà nòi ra trường cáp độ được phân loại theo sức nặng như sau: + Hạng nặng: Trên 3,5kg + Hạng trung: Từ 3 đến 3,5kg + Hạng nhẹ: Dưới 3kg. Các trận đá gà thường được tổ chức vào dịp trước Tết và tiếp tục cho đến tháng Tư.
– Miền Nam: Tại Sài Gòn, mỗi hiệp là 15 phút, làm nước nghỉ cũng 5 phút như các nơi khác. Các tay chơi gà thường dùng chữ “chặng” (đọc chệch thành “chạng”) để phân loại gà thành 3 cõ như sau: + Chặng nhất: Trên 4kg + Chặng nhì: Từ 3 đến 4kg + Chặng ba: Dưới 3kg.
Trong khi phép phân chặng và cáp độ của gà đòn rất cầu kỳ và tôn thì giờ thì phép cáp độ của gà cựa đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Các tay chơi gà cựa thường dùng cân để cân trọng lượng của cả 2 con, vừa nhanh vừa giản tiện. Thường thì gà được cân tại nhà và cả hai bên đều đồng ý cáp gà qua điện thoại hay bằng miệng tại quán cà phê hay các quán ăn rất nhanh chóng trước khi mang gà đến điểm hẹn để xem lại lần cuối trước khi vào độ. Nếu cả hai bên đồng ý họ sẽ mang gà đến một điểm hẹn khác được dùng làm trường gà.
Trận chiến kết thúc nhanh chóng cho các trận gà dùng cựa sắt để tránh sự theo dõi và bắt bớ của lực lượng công an, cảnh sát. Trước đây những trận gà cựa đá bằng cựa thật thường được cáp tại trường gần giống như lối cáp của gà đòn, nhưng sau này không thông dụng do lệnh cấm của nhà nước nên hiện nay các trận gà cựa được tổ chức tại các trường di động. Đấu trường là nơi gà tranh tài trong những trận đá được gọi là “sối gà” (tiếng miền Bắc) hay “trường gà” (tiếng miền Nam). Các đấu trường ở miền Bắc và miền Trung đặc biệt dành riêng cho gà đòn. Thú vui đá gà ở Việt Nam mặc dù vi phạm luật pháp và không được chấp nhận nhưng mọi ngưòi nòi chung đều dễ dãi cho thể loại đá đòn.
Trưốc năm 1975, hầu hết các trường gà tại miền Nam đều dành riêng cho gà đòn hay gà cựa. Có rất nhiều trường gà nổi tiếng quanh vùng Sài Gòn, Biên Hòa, Hóc Môn. Các đại gia giàu có ở miền Nam thường thích đá gà cựa hơn vì có kết quả ăn thua nhanh chóng. Vào giai đoạn này gà cựa thường ra trận vối cặp cựa thật của nó. Rất nhiều câu chuyện trong các sách truyện kể lại những trận gà cựa nổi tiếng trong những vùng như: Cao Lãnh, Bến Tre và Bạc Liêu.
Ngày nay, giới trẻ chơi đá gà cựa tại miền Nam thường gắn dao, cắm nhọn để tranh tài cao thấp trong khi các tay chơi gà thuộc thế hệ lớn tuổi thường trung thành vối môn đá đòn truyền thống. Kỹ xảo trong xới gà Trong trường gà thường có 4 thành phần chính: chủ trường gà, người giữ lại 10% trên tổng tiền độ của chủ gà đã cáp độ trước; trọng tài, người phân xử thắng thua, thả gà và cho tái đấu; biện gà, là những tay ghi nhó ai đặt cược bao nhiêu cho gà.
Cuối cùng, là những tay hàpg xáo ăn theo. Hàng xáo là người không có gà, ít vốn, chủ yếu bắt với nhau thông qua biện gà. Cứ 1 triệu đồng thì biện lấy 50 nghìn, đây là tiền luật từ xưa đến nay trong giối chơi gà độ, không ai thắc mắc hay ngạc nhiên. Biện là những tay cực kỳ sành gà, con gà nào yếu thế hoặc đang thắng thế để giảm giá tiền, biện chỉ cần nhìn ngang là đoán đúng. Về khả năng nhìn gà, biện cũng không thua thầy gà. Chiêu làm độ gà thường được sử dụng nhất hiện nay là bôi thuốc lên mồng, đầu gà hoặc tích gà.
Gà trước khi cho vào sối đá, để kích thích gà, chủ gà thường dứ gà mình cho gà đối thủ mổ vào đầu hoặc tích, mồng vài lần để gà sung hơn. Quy trình kích thích gà này diễn ra hai chiều đối với hai chủ gà. Lợi dụng kiểu “chào hàng” này, trưóc các trận độ lốn, chủ gà thường bôi thuốc mê lên đầu hoặc mồng, tích của gà mình. Khi chủ gà đối thủ cho gà mổ, nếu như không cảnh giác thì ngay lập tức trúng đòn.
Thuốc mê ngấm rất nhanh, gà ra sối vừa nhảy vài chân và lập tức sùi bọt mép, đứng không vững và biến thành tấm bia để con gà kia muốn đá hay đâm cựa ra sao thì cứ thoải mái.(Bí quyết yẹm móng gà được những người chơi gà độ truyền 6ằng hỉnh vẽ. Nếu nhự gà đốì thủ thuộc loại gà dữ, thích đá lông, chủ gà sẽ bôi thuốc vào lông gà trước trận đấu. Dĩ nhiên, tâm tính mỗi con gà độ nếu như đá tại trường hẳn 1 hoi đều được chủ gà cho đàn em đi tìm hiểu rất kỹ trưốc lúc đặt tiền cáp độ. Cách dùng kỹ xảo này cũng có thể bị phát hiện nếu như trường gà có trọng tài giỏi hay có thầy gà giám sát. Để tránh bị phát hiện, chủ gà nghĩ ra chiêu gọi là “kèo phản”.
Với loại “kèo phản” này, chủ gà sẽ dùng cựa sắt, đâm vào phần gân trên chân gà của mình, sau đó âm thầm cho đàn em đặt cược vối dân hàng xáo vối kèo là gà của đối thủ. Kiểu chơi này là chấp nhận “mất con săn sắt để bắt con cá rô”. Gà bị đâm chân, nhìn rất tươi tỉnh, đi đứng cũng bình thường nhưng khi vào xối, gà không thể nhảy lên để đâm đối thủ. Cái chết đối với các con gà bị chủ dùng “kèo phản” chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Một trong những chiêu của “kèo phản” nữa là nhét trứng cút sống có chích thuốc vào miệng gà. Cần phải nhét cho khéo để trứng không bị vỡ, sau màn kích thích gà, chủ gà sẽ “vô nước” cho gà tươi tỉnh để vào xới.
Trong quá trình vô nước này, chủ gà chỉ cần bóp diều gà cho trứng cút vỡ ra, thuốc ngay lập tức thấm vào cơ thể gà. Gà vào xối, nhảy vài chân là lập tức trở thành ngây ngây dại dại. Ngoài “kèo phản”, chiêu “búng hột lúa” cũng rất hay được sử dụng. Trong các trường gà lốn, hàng ehục con gà được trọng tài cho nhôi trong lồng, quây kín ngoài sân để dân hàng xáo nhìn tưóng gà để thuận tiện cho việc đánh cuộc. Những tay chơi kiểu hàng xáo mà đặt lớn, thường cho em út đi quan sát gà đối thủ, thấy không có ai để ý thì nhanh tay búng hạt lúa có ngâm thuốc vào lồng gà. Gà chuẩn bị vào độ thường không được cho ăn để bay nhảy cho gọn nhẹ, nay thấy lúa, lập tức chạy lại mổ. Vậy là dính thuốc. Tất nhiên, mọi tuyệt kỹ làm độ gà đều phải diễn ra rất nhanh và bí mật. Còn giả như bị phát hiện thì hậu quả không ai có thể lường trước được.
Khoảng năm 1994, những con gà độ thuộc dòng gà nòi, gà tre hay gà lai đã được thay thế bằng loại gà mới: gà Mỹ hay còn gọi là Mexico. Đây là loại gà được giói Việt kiều nhập về cho dân chơi gà độ chuyên nghiệp Việt Nam thưỏng ngoạn. Gà Mỹ rất đẹp, sức khỏe tốt, ra chân nhanh, lì lợm, nhìn mặt rất có thần. Điều đặc biệt nhất là gan và tim gà Mỹ nhỏ hơn gan và tim gà chọi truyền thống ỏ nước ta rất nhiều. Mà đã chơi gà độ, chỉ cần gà có tim và gan nhỏ đã là một lợi thế rất lớn. Vì khi gà bị đâm cựa vào phần nách non, nếu không phạm tim và gan thì gà vẫn có thể tiếp tục đá. Tuy nhiên, yếu điểm của gà Mỹ là dàn nạp không tốt, tức là khi băng cựa sắt, gà Mỹ không quen đá bằng gà Việt Nam.
Oà ô có 2 chân vói hai màu h[iác nhau – một loại gà ấộ vô cùng hiếm, Lý giải điều này, các tay chơi gà độ cho rằng do tại Mỹ, người ta tổ chức thi đấu gà bằng cựa dao hay 34 còn gọi là cựa chém nên thế đá khác vối Việt Nam. Việt Nam chủ yếu chơi cựa nhọn hay cựa đâm. Chính vì vậy, một con gà hay phải là gà Mỹ lai vối gà mái tài của Việt Nam, cho ra đời loại gà lai đời F2, còn gọi là “lai 25”. Với loại gà “lai 25” này, chỉ cần nhìn khuôn mặt và đôi mắt dân chơi gà độ đã say mê.
Theo nguyên tắc chơi gà độ thì “mặt to gà lì, mặt nhỏ gà lanh”, da mặt càng mịn càng tốt. Con gà “lai 25” đáp ứng tiêu chí mặt nhỏ dài như 2 ngón tay, mắt dài, phần hô” mắt lòng trắng nhiều… nhìn như “thần tưống”. Các con gà “yếu gan” khác nhìn dáng gà “lai 25” thì không cần nghe tiếng gáy cũng đã chạy. Ngoài gà Mỹ, dân chơi gà độ còn được bổ sung bằng loại gà của Philippines. Gà Phi lì, mổ đâu đá đó, gọi nhại đi đá. Vối gà Phi, dân chơi gà độ thích nhất loại “gà lai 50”. Từ ngày gà lai xuất hiện, giới chơi gà độ như tìm được một liều doping mới, các tuyệt chiêu làm độ ngày cũng một phong phú hơn.
CHƯƠNG II: CÁC GIỐNG GÀ CHỌI
Tìm hiểu về các giống gà chọi
Khái quát chung về giống gà chọi
Ở Đông Nam Á có rất nhiều giống gà chọi nổi tiếng, trong đó Việt Nam cũng là một nước có những giông gà chọi quý bởi những thế đánh khôn khéo, sự nhỏ bé về hình dáng nhưng có sức bền và độ dẻo dai… Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thông văn hoá lâu đòi đã được ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giông gà nòi đòn trụi cổ, vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như: Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Những ngưòi Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã đem được trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công. Ngoài ra, chỉ có một nơi duy nhất có giống gà nhìn không khác gì gà nòi, đó là đảo Reunion. Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. Theo tài liệu của nhóm chuyên gia Nhật Bản thì gà đã được thuần hoá cách đây 8.000 năm tại Đông Nam Á trong một khu vực phạm vi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, nơi mà loại gà rừng đỏ hiện đang còn sinh sống. Theo Từ điển Đại Nam Quốc Ầm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của thì gà nòi có nghĩa là gà người ta nuôi để cá độ và chính là giông gà tốt. Danh từ gà nòi được dùng để gọi chung cho cả gà nòi đòn lẫn gà nòi cựa (thường gọi tắt là gà đòn và gà cựa). Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lốn dùng đê đá chân trơn hoặc bịt cựa.
Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà Mã lại (còn gọi Mã mái) và gà Mã chỉ. Gà Mã lại là loại gà có lông bờm, lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính. Nguồn gốc gà Mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Ngưòi dân miền Bắc đã đá gà Mã lại từ thòi thuộc Pháp. Gà xám Mã lại là những con gà Mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc dặm đều. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: Nhất xám khô, nhì ô ướt. Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Màu chân: Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám Mã lại và ó Mã lại có bộ lông màu nâu.
– Màu mỏ: Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách.
– Màu mắt: Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn. Mắt màu trắng thường là nhất phẩm – gà dữ. Mắt màu đen là nhị phẩm – gà hiểm. Mắt màu vàng thau là tam phẩm – gà lì. Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ỏ nước khuya.
Các giống gà nòi nước ta
Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi theo nhiều từ khác nhau. Ngoài miền Bắc gà nòi được gọi là gà chọi, trong khi miền Trung gọi là gà đá. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa.
Trong miền Nam, nơi sản sinh ra nhiều giông gà cựa hay, các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một loại gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai loại. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn . cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến loại gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai lọai gà này như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại nguyên nhân chính là hai lọai gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường.
Gà đòn
– Đặc Điểm Chung: + Gà không cựa: Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung được dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.
Ớ miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền Trung thích chơi gà đòn – một độ dù thắng hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên người dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mối lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra được.
Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân đế quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so vói gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.
+ Đầu và diện mạo: Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thoải mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trô’ mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đốì diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí.
+ cổ lớn, da dày và nhăn: Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp, các khốp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lốp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: Gà nòi trụi lông một cách tự nhiên hay bị hớt? Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thòi tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốic tẩm làm cho lốp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi vối khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ỏ phần cổ khi được 9 tháng tuổi.
+ Sự phát triển của bộ lông: Gà nòi khác với những loại gà khác trên thế giói về sự phát triển mọc lông chậm chạp. Gà con chỉ có 3 hoặc 4 cọng lông cánh sau 6 tới 8 tuần. Gà con có ngoại hình trần trụi và bắp thịt nẩy nỏ. Toàn thân chỉ có lông tơ. Lông đuôi gà mái mọc sớm hơn vào khoảng 6 tuần. Đây là sự khác biệt nổi bật so ra vói gà Thái vì gà Thái sẽ mọc đuôi trong vòng 2 ngày.
Ở lứa tuổi này thì những loại gà khác đã sắp sửa đem ra trường để đá nhưng gà nòi thì chưa. Gà nòi cần 1 năm tuổi để phát triển các cơ bắp và xương cốt cọng thêm 6 tháng tập luyện thì mới nên cho ra trường. Cho gà ra trường sốm có thể khiến gà bị hỏng.
+ Chân và vảy: Chân gà nòi thường có hai hàng vảy vối đường đất chạy hình chữ Chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi vối ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.
Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ỏ miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuông một cách rộng rãi nhưng cũng đã dần dà được chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà.
– Phân loại: Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lổn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà Mã lại (còn gọi Mã mái) và gà Mã chỉ.
+ Gà Mã lại:
Gà Mã lại còn đựơc gọi là gà Mã mái là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà Mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính.
Theo tài liệu riêng của hai hội viên của Hội gà nòi Việt Nam thì gà Mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lòi kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc thì người dân miền Bắc đã đá gà Mã lại từ thời Pháp còn đô hộ Việt Nam. Chúng ta chưa có đầy đủ dữ kiện về khoảng thời gian gà Mã lại được đưa vào Nam nhưng chúng ta có thể đoán rằng những sự kiện lịch sử như cuộc di cư năm 1930 của đồng bào miền Bắc vào Nam để làm nhân công trong những đồn điền cao su của Pháp ít nhiều cũng có liên hệ trong sự hiện diện của gà Mã lại ỏ miền Nam.
Một sự kiện lịch sử khác xảy ra vào năm 1954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi bỏi hiệp định Genevo và có hàng triệu đồng bào miền Bắc di tản vào Nam cũng có thể có liên quan tới sự hiện diện của gà Mã lại ỏ miền Nam.
+ Xám Mã Lại:
Những con gà Mã lại có bộ lông màu xám nhạt hoạc đặm đều đựơc gọi chung là xám Mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: “Nhất xám khô, nhì ô ướt”.
Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối vối những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội gà nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thòi trước năm 1975.
• Màu chân: Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám Mã lại và ó Mã lại có bộ lông màu nâu.
• Màu mỏ: Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách
• Màu mắt: Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn
Mắt màu trắng thường là nhất phẩm: Gà dữ;
Mắt màu đen là nhị phẩm: Gà hiểm; Mắt màu vàng thau là tam phẩm: Gà lì;
Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ỏ nưốc khuýa.
=> Hợp cách cho gà xám Mã lại là: Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhất; Chân xanh + mắt trắng = Hạng nhì; Chân đen + mắt trắng = Hạng ba; Chân trắng = Thất cách.
+ Ô Mã lại: Gà ô Mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất.
=> Hợp cách của ồ Mã lại: Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất; Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì; Chân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen – Hạng ba;
Gà ô Mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách.
Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu: “Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy”.
+ Ô bông: Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn.
Con Ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lòi tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ỏ khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đốì thủ nằm xoạc cánh dãy đành đạch trưóc khi chết.
=> Hợp cách của Ô bông:
Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất;
Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì;
Chân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba.
+ Ó Mã lại (điều): Gà Mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là ó Mã lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau.
=> Hợp cách của gà điều: Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất;
Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhì;
Chân xanh + mắt xanh = Hạng ba;
Chân đen = Thất cách.
+ Ó Mã lại (nâu):
=> Hợp cách của Ó Mã lại có bộ lông màu nâu:
Chân vàng = Hạng nhất;
Chân xanh = Hạng nhì;
Chân trắng = Hạng ba.
+ Nhạn:
Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua.
Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.
+ Gà Mã chỉ:
Gà Mã chỉ là loại gà có lông mã (trên lưng gần đuôi) dài và nhọn. Gà Mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn, cả hai thứ này đều khác vói gà Mã lại. Ngoài ra, gà Mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lóp lông đuôi chính. Gà Mã chỉ đựớc xem là một giống gà khác biệt với giống gà Mã lại. Ngoài ra thì các tay nuôi gà còn gọi loại gà có lông mã vừa nhỏ vừa ngắn là gà Mã kim. Đây là một thí dụ về loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc dáng cao, thế đứng ưõn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngắn và nhỏ lăn tăn như kim nên còn đựơc gọi là Mã kim. Con gà ô này có bộ mã chỉ màu đỏ. Thưòng thì gà có lông mã màu đỏ cũng sẽ có lông bòm màu đỏ.
+ Gà cựa
Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn vối bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lốỉ gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngoài miền Trung và miền Bắc.Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sinh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so vối gà đòn như:
– Mặt: Gà cựa có khuôn mặt rạt bảnh gà và da mặt mỏng hơn.
– Mắt: Mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.
– Cổ: Cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.
– Chân: Ngắn và nhỏ.
– Cựa: Gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài.
– Lông: Gà cựa có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.
– Đuôi: Đuôi gà cựa là lọai lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng.
– Trọng lượng: Gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2,2 – 3,2kg.
Cách tuyển giống gà chọi
Tìm hiểu một số kỹ thuật chọn lọc và nhân giống gà
Nhân giống thuần chủng
Thông thường mỗi gia đình gà có 1 trông và 10 – 12 mái. Ngoài ra, trong mỗi gia đình còn có 1 – 2 trông dự phòng. Các cá thể trong gia đình đều đượcđeo số để tiện theo dõi. Gà mối nỏ được đeo số ỏ cánh, lớn lên được đeo thêm sô” ỏ chân. Trứng của từng con mái đẻ cũng được đánh số và đưa vào ấp trong các khay riêng biệt. Để tránh nhầm lẫn do gà nhảy ra trong thòi gian nở, người ta làm những khay ấp có chụp đậy. Dựa vào số liệu ghi trên vỏ trứng sẽ biết được lý lịch của chúng. Sau khi đã được chọn lọc qua các giai đoạn tuổi khác nhau: lúc 1 ngày tuổi, giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ, tiến hành đánh giá giá trị giống của từng cá thể và chọn ghép gia đình để tái sản xuất thế hệ tiếp theo với nguyên tắc anh em ruột hay anh em cùng bô” khác mẹ hoặc cùng mẹ khác bô không được ghép vào một gia đình mới.
Chọn lọc giống gà ông bà
So vối các dòng thuần, công tác giống đối với gà ông bà đơn giản hơn. Việc đánh giá chọn lọc giống đốì với các đốì tượng này chủ yếu theo phương pháp chọn lọc quần thể, tức là dựa vào chỉ tiêu năng suất, ngoại hình của bản thân con giống, không tính đến chỉ tiêu năng suất bô” mẹ, anh chị em ruột và anh chị em họ. Chỉ tiêu chọn giống quan trọng nhất đối với gà ông bà là khôi lượng cơ thể và ngoại hình. Số gà bị loại do khuyết tật ngoại hình hoặc khối lượng không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù tiến bộ di truyền đạt được do chọn lọc đối với mỗi cá thể là khiêm tôn, nhưng lợi ích kinh tế tổng thể thu được từ tất cả đàn gà sản xuất ra là đáng kể.
Chọn gà con 1 ngày tuổi
+ Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái và chọn tách trống mái theo yêu cầu đối vối mỗi giống. Cân 10% số gà nỏ ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng. Chọn những cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng. Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lông bông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hỏ rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cáp, sáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ. Loại bỏ những cá thể: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng, ngón chân và bàn chân cong, bàn chân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực phát triển không bình thường; bộ lông không tơi xốp hoặc bị ưốt dính.
+ Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộp đựng 100 con riêng biệt
+ Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đàn như sau: So với bà ngoại thì sô” lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm 20% và ông nội chiếm 19% so vói bà nội. Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trông, mái từ lúc 1 ngày tuổi đến 19 – 20 tuần tuổi.
Chọn gà lúc 21 ngày tuổi hoặc 42 ngày tuổi
+ Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác sô” gà còn laị của từng dòng. + Xác định quy mô đàn giống dự kiến (sô” gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòng trống ông bà).
+ Đốỉ với bà ngoại: Chỉ loại những cá thể có khuyết tật, ô”m yếu, gà trông bị lẫn. Thường giữ lại 95 – 97% sô” gà so với đầu kỳ. Đối với ông ngoại: Sau khi loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân nhất để làm giông; sô” lượng trông giữ lại thường là 60 – 65% so vói đầu kỳ.
+ Đối với bà nội: Cũng chỉ loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình và thể chất, kể cả trông bị lẫn mái. Thường giữ lại 94 – 95% so vối đầu kỳ. Đôi vối ông nội: Sau khi loại những cá thể bị khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân, khoẻ nhất để làm giống, chỉ giữ lại 15% so vói bà nội.
+ Những khuyết tật của cá thể được biểu hiện trong những đặc điểm sau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dang, đi bằng đầu gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưng bàn chân, lông phát triển kém. Công việc chọn lọc được tiến hành như sau: Nếu đàn gà vào chọn được nuôi trong nhiều ô chuồng thì chọn theo từng ô độc lập. Mục tiêu là giữ lại những cá thể tốt nhất của từng ô. Xác định khối lượng cơ thể trung bình của từng ô bằng cách cân chọn mẫu từ 10 – 20% số gà có mặt trong từng ô, sau đó tiến hành cân từng cá thể. Căn cứ vào khốỉ lượng sống trung bình của từng mẫu, ngoại hình và sô” gà cần chọn của từng ô, mà quyết định giữ lại những cá thể nào làm giông.
Chọn gà lúc 19 – 20 tuần tuổi
Trưóc khi đàn gà được chuyển lên chuồng gà đẻ để ghép trống mái, cần tiến hành chọn lọc lần thứ 3. Các tính trạng được chọn lọc trong giai đoạn này chủ yếu là ngoai hình và thể chất.
+ Đối vối 2 dòng trông: Chọn những cá thể đạt khối lượng chuẩn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, bộ lông phát triển, màu và tích tai to màu đỏ tươi, hai chân chắc chắn cân đối, không dị tật về ngón, dáng đứng tạo với mặt nền chuồng một góc 450. Loại bỏ những cá thể quá gầy, dị tật . Tỷ lệ trông được giữ lại 12 – 13% so vối dòng mái. Sau đó sẽ loại thải dần trong quầ trình khai thác trứng giống để đạt tỷ lệ trống so với mái khoảng 9 -10%.
+ Đốì với 2 dòng mái: Giữ lại những cá thể có khối lượng sống đạt xấp xỉ trung bình của đàn, bộ lông bóng mượt, mào và tích tai phát triển màu đỏ tươi mỏ và 2 chân chắc chắn cân đối, khoảng cách xương chậu và mỏm xương lưỡi hái rộng, bụng mềm, lỗ huyệt rộng cử động. Loại bỏ những cá thể gầy yếu, dị tật.
Chọn lọc giai đoạn gà đẻ
Để giảm bớt sự lảng phí về thức ăn, trong qúa trình khai thác trứng giống, định kỳ hàng tháng một lần tiến hành loại thải những cá thể đẻ kém theo một số” đặc điểm ngoại hình sau: Những cá thể có mào và tích tai kém phát triển, màu nhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, những cá thể vào giai đoạn cuối khai thác trứng mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyên vẹn thì chứng tỏ rằng những cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải. Một công đoạn quan trọng trong công tác giống đối với gà ông bà là chọn phối giữa các dòng. Những con trống và mái đưa vào thử nghiệm lai phải được chọn lọc kỹ càng, đặc trưng cho các dòng hoặc giống về năng suất, ngoại hình, đồng thời ngưòi chọn giông phải biết chọn phối thích hợp nhằm củng cố hoặc tạo ra ưu thế lai về một số tính trạng mong muốn ở con lai.
Các phương pháp lai tạo giống
Khác với nhân giống thuần, lai giống là cho giao phốỉ những cá thể thuộc các dòng hoặc các giống khác nhau. Bản chất di truyền của lai tạo giống là nâng cao ưu thê lai của đời con, là cơ sỏ nâng cao năng suất và sức sổng của gia súc, gia cầm. Lai là sự đổi lập với phương pháp nhân giống thuần. Theo quan điểm di truyền học trong lai tạo giống có sự tổ hợp của các yếu tô” di truyền khác nhau. Như vậy lai giống sẽ làm tăng dị hợp tử gen. Tuỳ thuộc vào mục đích của công tác giống trong chăn nuôi gia cầm, có thể áp dụng các phương pháp lai giống khác nhau: – Lai kinh tế (còn gọi là lai thương phẩm): Đây là phương pháp lai chính trên cơ sở chọn lọc những giống thuần có những tính trạng năng suất nổi bật có thể bổ sung cho nhau. – Lai cải tiến (thêm hay pha máu). – Lai cải tạo hay lai cấp tiến. – Lai gây thành.
Lai kinh tế
Đó là phương pháp lai giữa hai cá thể thuộc 2 dòng hoặc 2 giống khác nhau để tạo con lai Fl làm sản phẩm. Con lai F1 này không sử dụng để làm giống. Các ví dụ về lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm ỏ nước ta như sau: Lai giữa dòng: Lai giữa 2 dòng, lai giữa 3 dòng, lai giữa 4 dòng, lai giữa 2 giống. Lai kinh tế dựa vào hiện tượng sinh học là ưu thế lai, nhằm tạo các con lai có năng suất và sức sống cao. Phương pháp lai kinh tế tuy đơn giản, nhưng để ổn định tính chất của sản phẩm ỏ con lai nuôi thịt hay đẻ trứng, khi sử dụng các cá thể đực, cái đưa vào giao phối phải chọn lọc kỹ lưõng và cần nghiên cứu những tính trạng trội vốn có ở chúng nhằm tổ hợp được những tính trạng mong muôn ở con lai. Tùy theo từng tính trạng mà mức độ biểu hiện khác nhau ỏ con lai. Có tính trạng nằm trung gian giữa hai giống gốc bố và mẹ, có tính trạnh thiên về bố hoặc thiên về mẹ. Thông thường tính trạng khối lượng cơ thể của con lai Fl nằm trung gian giữa bô” và mẹ.
Lai cải tiến (lai pha máu)
Trong trường hợp một dòng, một giống đã đạt được các tiêu chuẩn cần thiết, nhưng còn thiếu một vài đặc tính theo yêu cầu (ví dụ sản lượng trứng cao nhưng khô! lượng trứng hơi bé) thì dùng phương pháp lai cải tiến. Phương pháp này còn gọi là phương pháp lai pha máu vì trong quá trình lai tạo, người ta có thể dùng đực của một giống khác có mang tính trạng mong muốn nhưng chỉ dùng 1 lần, không dùng liên tiếp. Khi tiến hành lai cải tiến cần chú ý là các con lai phải giữ nguyên được những đặc tính cơ bản của giông gốc. Vì vậy con trống, mái lai đòi đầu tiên tốt nhất phải cho giao phô! vối con trổng, mái thuần chủng của giống được cải tiến. Tiếp đó các con lai cho tự giao (nghĩa là giống được cải tiến mang 1/4 máu của giống cải tiến), hoặc cho giao phô! thêm một đòi nữa (tức đòi III) rồi mới chuyển sang tự giao (nghĩa là mang 1/8 máu của giống cải tiến).
Khi áp dụng phương pháp lai cải tiến cần chú ý chọn lựa cẩn thận con trống của giống cải tiến, vì nó đóng vai trò rất quan trọng là di truyền các đặc tính tốt cho giống được cải tiến. Nếu đặc tính này mang* tính di truyền trội lại càng tốt. Việc giữ được các đặc tính mới bổ sung ở đời sau rất quan trọng. Vì trong phương pháp này việc dùng con trống cải tiến thường chỉ một lần, cho nên phải làm thế nào để giữ được tính trạng đó, điều này liên quan mật thiết đến việc chọn lọc con tốt nhất và chọn phối để củng cố tính trạng mong muôn. Phương pháp lai cải tiến hay pha máu trong điều kiện của nước ta cần áp dụng rộng rãi bởi vì các loại gia cầm của nước ta có những đặc tính quý như: mắn đẻ, chóng thành thục, chịu đựng kham khổ tốt… nhưng sản lượng trứng và tăng trọng thấp, cho nên cần bổ sung thêm các đặc tính tốt về năng suất của giống gia cầm cao sản vào các giống gia cầm nội.
Lai cải tạo
Phương pháp này được áp dụng khi cần cải tạo một giống nào đó không đáp ứng được nhu cầu về kinh tế. Theo phương pháp này, người ta dùng một giống cao sản để cải tạo giống địa phương. Khác vối phương pháp lai cải tiến phương pháp này cho phép lai Fl liên tục vối con đực của giông cải tạo trong nhiều thế hệ, chừng nào mà con lai sinh ra đáp ứng được những yêu cầu của người lai giống. Thông thường quá trình lai tạo sẽ ngừng ở đời III – V. Qua mỗi thế hệ lai tạo, tỷ lệ máu (hiểu theo nghĩa tần số gen) của quần thể nền được cải tạo giảm đi 50%, đến đòi V chỉ còn 3,12%. Kết quả của nhiều thí nghiệm cho thấy nếu dùng một giống cao sản cải tạo một giống địa phương, phổ biến là dùng một giống cao sản ôn đới để cải tạo giống địa phương nhiệt đới thì nên dừng ở mức 1/8 máu của giống gia cầm nền được cải tạo và 7/8 máu của giống cải tạo. Một điều cần chú ý khi áp dụng phương pháp lai này là điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng phải đạt tối ưu. Trên thế giỗi, nhiều giống gia cầm mối đã được tạo ra theo phương pháp này. Ví dụ: giống gà trắng Nga.
Lai gây thành
Đây là phương pháp lai được áp dụng khi tạo giống mới, vối sự phối hợp của nhiều giống, mỗi giống có những đặc tính mong muốn riêng. Bản chất của phương pháp lai phốỉ hợp là ở chỗ con lai phức hợp ỏ thế hệ thứ hai và thứ ba tự giao. Điều cần chú ý trong khi tiến hành phương pháp lai này nếu nhận thấy tính trạng nào đó đã đạt được yêu cầu thì phải dùng giao phối cận huyết vừa để củng cô” tính trạng đó và phải tiến hành chọn lọc rất khắt khe và chọn phốĩ có nghệ thuật. Hầu như các giống gà thịt, trứng cao sản trên thế giói đều được tạo ra bằng phương pháp lai tạo này. Tuy nhiên, lai tạo giống mới là một công việc phức tạp đòi hỏi chi phí lốn về thời gian và kinh phí
Phương pháp tuyển giông gà chọi
Nuôi gà chọi, chơi gà chọi, đặc sản gà chọi đang là mốt hiện nay của nhiều gia đình và của xã hội. Tuy nhiên để nuôi được gà chọi, tuyển chọn được những con gà chọi hay, có hình dáng đẹp, sinh sản đạt yêu cầu thì nhiều người còn chưa thành thạo. Để giúp người nuôi, chơi gà chọi, làm giàu được từ gà chọi xin giới thiệu một sô” bí quyết sau:
Chọn giống bố mẹ, chọn gà con
Con bố
Khỏe, có tông giống, giông gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp, được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tưóng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng, mạch lạc.
Chọn gà mái để giống
Chọn gà mái để giống là công việc mang tính quyết định sống còn cho việc cải tạo dòng giống, nâng cao chất lượng các thế hệ sau sao cho chúng ngày càng phát huy hết khả năng, sở trường của mỗi dòng đang có. Vì vậy có rất nhiều sư kê đã bỏ ra nhiều tâm huyết để nghiên cứu đúc, chọn gà mái để giống nhằm có được dòng gà theo ý muốn. Cách lựa gà mái để giống thì có nhiều, mỗi người có cách lựa chọn riêng; từ chọn gà mái thuần chủng từ thế lối đến đòn đá. Đây là công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết, thòi gian và phải có trình độ nhất định về cách nhân, tạo dòng thuần chủng; cho đến lựa chọn theo cảm giác của từng người… Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một sô” gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng). Ngoài ra còn phải xem tông giống của những dòng gà tốt.
Chọn gà con
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên, đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bô” và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
– Phần đầu: + Đầu nhỏ thon dài theo cổ (nếu đầu bằng cổ thì càng tốt).
+ Mỏ: Vừa phải, ko dài và to quá, cân bằng vối đầu gà, nhìn thấy chắc chắn ((nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng); khoé miệng rộng (khi bạch miệng gà ra thấy nó rộng). + Mũi: Mũi gà to, cánh mũi hở. + Mắt: To, sáng màu trằng thì càng tốt, con ngươi nhỏ.
+ Mồng: Mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, không ngả sang 2 bên. – Phần cổ: Cổ gà phải dài thích hợp với thân và có kêt cấu xương chắc (bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liền, ko ròi, “cổ đặc” là tốt). Nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề (rất tốt). – Phần mình gà:
+ Vai: Nỏ, to và xếch; 2 trái chanh to, sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc. + Ngực, lưòn: Ngược ưỡn, lưòn sâu, không vẹo.
+ Thân gà: Có hình bắp chuối (to phần vai nhỏ dần về phía sau “gà tơ chưa đẻ”).
+ Cánh: úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cánh to dày, + Thế đứng: Tuỳ theo các bạn chọn con gà mái đá thế gì để chọn cho phù hợp. Ví dụ con gà mái đá dớ thì đứng đòn cân, gà đá mồng mặt thì chọn gà đứng giọt mưa…
+ Phao câu: To, sát vối thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dày.
+ Chân gà: Đùi to vừa phải phù hợp vối thân gà, nhìn từ trưốc vào thấy đùi phình ra to hơn thân, nhưng đùi thắt trên to dưới nhỏ theo kiểu đùi ếch, đầu gối nhỏ không xù xì, cán gà nhỏ, dài vừa phải, vảy to rõ ràng; bộ rã dài và mót (nhỏ dần từ trong ra), khi đứng toán bộ bộ rã quặp xuống đất, cựa sát thới, vảy độ no to dưới nhỏ dần lên trên và cong vào phía trong gối, hậu dài, sâu, có vảy to rõ, độc biên.
+ Xương gim: Đều, không lệch và sờ vào thấy cứng chắc. Tóm lại, việc tuyển lựa gà mái là công việc khó và đòi hỏi kiên trì. Khi có được con gà trống ưng ý đúc mái lứa đầu các bạn không nên chọn ngay mái để lại mà phải từ lứa thứ 02 trỏ đi. Kinh nghiệm cho thấy nếu lấy ngay từ lứa dầu thì con gà mái vẫn còn gen con gà cồ trưốc nên chọn gà mái ngay sẽ mang nhiều rủi ro. Việc có được con gà mái như ý sẽ quyết định đến thế hệ sau này hay hơn hoặc bị lại dòng nên khi lựa các bạn nên chú ý phải thật kỹ càng con gà mái phải toát lên về hình thể thì đẹp, nhưng về cái thần khí thì phải sắc, nhìn vào là thấy gian sảo, hiểm độc – thì cơ bản là một con gà mái đạt chuẩn theo ngoại hình.
Cách chăm sóc
+ Từ khi mới nở đến 0,5kg vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
+ Gà trưỏng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau: Đầu KTNC-DS 65 tiên, việc chọn dòng gà là hết sức quan trọng bối một chú gà chọi có bền bỉ và ngón đòn hiểm ác hay không phụ thuộc rất nhiều vào gà bố mẹ. Một điều quan trọng nữa là không được dùng gà đồng máu với nhau. Ngay từ lúc gà con còn đang úm, người ta đã tiến hành quan sát phong cách và tưống mạo của từng con gà. Việc nhìn tướng là một ngón mà những ngưòi nhà nghề phải nắm vững. Các tiêu chuẩn được đưa ra lần lượt như: Cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), Lưõng nhãn (hai mắt khác màu), gà có bớt trong lưõi hoặc gà tử mị (tốỉ nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết). Rồi những con gà kiểu như sau sẽ được đánh giá cao: Chân như diễu hành, đầu lắc liên hồi, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gà né lồng). Dân chơi gà đúc kết những kinh nghiệm trên bằng mấy câu: “Nhất thòi chân chúm bỏ ra, nhì thời lắc mặt thứ ba né lồng!”. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ý kiến cho rằng: Kê đá mã kỵ, phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay, gà dỏ. Chọn được gà tốt rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà. Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ theo chế độ: Một ngày chỉ cho ăn 2 diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh, vài ngày mối cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi kỹ quá gà sẽ bị nục (béo). Muốn gà dày da, có sức chịu đựng tốt phải dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo, một ít phèn chua, tất cả giã nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng sáng thưồng xuyên. Cứ như thế, theo đúng phép xưa thì gà một năm tuổi mối cho tham chiến.
Trong quá trình chăm sóc, gà và chủ gắn liền với nhau, tạo thành một mối tương quan tình cảm gần gũi. Thế cho nên, gà cũng bị ảnh hưỏng bỏi tính cách người chủ.
Kinh nghiệm chọn gà chọi hay
Ai cũng biết, đặc tính bẩm- sinh của gà trống là hiếu chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ỏ tình trạng nào: hoang dã ngoài rừng núi hay được dưỡng nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị tưống, có những ngón đòn lạ… mà người ta thường bảo là “thần kê”. Đó là lý do thúc đẩy những ai muốn chơi gà chọi thì cần phải tìm tòi và chọn lựa.
Thực vậy, không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì gà chọi là một loại gà đặc biệt, do sự đúc luyện liên tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà này, ngưòi chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có nuôi gà hay mói bõ công săn sóc, mói có hy vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ nhân mối mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ bác.
Thường thì những con gà dị tướng là những con gà hay. Nhưng những dị tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mối nhận thấy . Những con gà được gọi là linh kê hay thần kê thường có tướng lạ lùng. Với tưóng lạ đó, gà đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí thế oai hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần kê con, những linh kê cháu…
– Gà có dị tướng: Trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam, tác giả Toan Ánh có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân biệt được 27 loại gà có dị tưóng. Sau đảy xin đơn cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó:
+ Gà tử mị: Có 2 loại: Loại gà 1 khi ngủ thì năm ngay ngắn, sải cánh và xuôi giò; loại gà 2 khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi.
mới sinh ra chỉ có một mắt, một cựa. Những con gà loại này thường rất hung ác dữ tợn, không bao giò nao núng trước địch thủ, đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy.
+ Gà mắt ếch, mắt mèo: Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà này rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục ngữ có câu: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy”.
+ Gà tam nhĩ: Gà có 3 lỗ tai. ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thưòng bị lông phủ kín, ngưòi lựa gà phải chú ý vạch lông ra mới thấy được.
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy… của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn ‘gà chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.
Người chơi gà khi kén chọn gà nòi trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ỏ mã gà, nhất là ỏ màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự bền bỉ, gan lỳ và khôn ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: nhạn, xám, điều, ô và nghệ. Vì năm màu này thuận với Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu Ngũ hành của năm sắc gà để biết sự xung khắc theo nguyên tắc dịch lý. Đây cũng là một yếu tô” khi cáp gà trong các trận đấu.
Đã là gà chọi thì con nào cũng biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ càng. Con gà hay trước hết phải có thân hình cân đối, mạnh mẽ và gân guốc. Con gà chắc chắn, gân guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng, cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tói thì gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mối lanh lẹ khi mổ địch thủ. Chân phải lùn thì gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng để nó có sức chịu đựng khi giao phong.
Qua các nét chính yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị tướng hay gà nòi nữa là hay nhất. Gà nòi tức ỉà con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trưóc đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là:
+ Tại miền Nam: Gà Bình Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao Lãnh, gà Kế Sách (Sóc Trăng), nhưng đặc biệt nổi tiếng nhất là gà Cao Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà này lông nhiều, cựa nhọn, bay đá nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ỏ Sài Gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng.
+ Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim Liên ỏ khu vực phía sau Khâm Thiên thuộc Hà Nội và gà Vân Hồ ở phía nam Hà Nội.
Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm vối trông Cao Lãnh, hoặc gà mái Cao Lãnh vối gà trông Bà Điểm. Sự ghép giống này sản xuất ra loại gà lai có đủ các đức tính của cả gà cha và gà mẹ.
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm, vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bổt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mổ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò…
Lưu ý
+ Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một sô’ người không chuyên.
+ Chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bô”, mẹ đạp mái lẫn nhau để tránh đồng huyết dẫn đến thoái hoá. Khi nỏ ra thường chọn con giống rặc bô” mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp.
Sau khi chọn mái tô”t cho phôi vối cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất’. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa… hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò để tránh trường hợp đói con (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lốn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô địch như một võ sĩ.
Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi, khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10 – 15 phút, rồi trọn hồ (20 phút). Ngoài ra còn tập chạy lồng để chân gà khoẻ, dẻo dai.
Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thê” hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ỏ thê” kèo trên hay kèo dưối (tức gát cần lên trên hay dưói đôi phương), ớ giai đoạn này nhiều con có thê” đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế. Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay:
“Tuyển chọn gà kê giống đá hay.
Không gì bằng độc dấu đá hay
Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái
Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng)
Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt
Bưốc đi ngón chúm ít gà tày
Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ
Cáp độ ra trường ắt thắng ngay”.
Hay:
“Nhất thòi chân chúm vãi ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.
Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2 – 3,5kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8 – 4kg nặng nề chậm chạp. Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con hhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay.
Con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trỏ thành gà đá hay được.
Cho nưốc giống như là cấp thêm thuôc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Cho nước nơi nào gà dễ thở như nách, lưng chẳng hạn. Nhìn gà để biết sức khoẻ của chúng, nếu không khoẻ mà ép chúng đá thì gà sẽ bị thua nhanh chóng.
– Chọn gà tài theo 5 bộ phận trên mình gà:
Chọn gà tài trưốc tiên là xem hình dáng, tưóng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
+ Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
+ Cổ to, dài, thẳng.
+ Lưng rộng, cánh dài.
+ Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
+ Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng, khô.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tưóng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
– Chọn gà theo màu lông
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mối có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: “ Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi giông ấy”. Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng thì khó có gà nào địch nổi, ngoại trừ thần kê. Chỉ giông gà ô mới có thần kê, vậy mối có câu: “Gà ô chân trắng mỏ ngà. Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê”.
Một sô” màu lông và chân gà không nên chơi:
+ Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
+ Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài. + Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.
– Chọn gà hay qua tiếng gáy: Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra.
– Chọn vảy gà hay, gà tài: Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ỏ hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên’giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là “linh kê”…
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mối biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưối ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bốt son tốt hơn bốt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chổng trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…
Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
– Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: Trong dân gian truyền rằng gà ba giái hoặc một giái cũng là gà tài nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đốì. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thòi hốt cát vãi ra Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. “Hốt cát vãi ra” là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trưóc. “Lắc mặt” là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ hoặc đang thi đấu. Gà “né lồng” là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
– Chọn gà khi ngủ: Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thõng đầu xuống đất hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoài cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. ớ miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thê hiểm.
– Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: Khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đôi phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đôi phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải mù mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả… Quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. ỏ miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa.
Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá xỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một sô” đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm. Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá xẽ hay hơn. Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn, ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh, cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đốì thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT NUÔI VÀ HUẤN LUYỆN GÀ CHỌI
Nghề nuôi gà chọi
Các thuật ngữ thường dùng trong nghề nuôi gà chọi
Đi hơi
Phương pháp này còn được gọi dưối nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trỏ lên là bắt đầu vào việc tập luyện. Gà được bịt mỏ và cựa (nếu có) và chỉ có thể dùng cổ để xoay trỏ đối phương vì không dùng mỏ để cắn, ghịt gà khác để ra đòn. Phương pháp này giúp gà quen dần với sức chịu đựng, bền sức và giúp chủ kê khám phá ra tính nết và nước đá của gà nhà nếu nó thiện nghệ một mé hay hai mé khi xoay trỏ.
Chạy lồng
Một con gà mồi sẽ được nhốt trong một cái bội tre, phía bên ngoài chụp thêm một cái bội tre lớn hơn để gà không thể mổ hay cắn lẫn nhau. Con gà bên ngoài sẽ chạy quanh bội gà vì tức khí và muốn tìm cách chui vào bên trong gặp đốỉ thủ. Phương pháp này có thể tập luyện cả giờ và giúp cho gà phát triển bắp thịt nơi đủi và chân.
Vồ nghệ
Tất cả gà chuẩn bị ra trường đều được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốíc để giúp cho phần da lộ ra không những mau đỏ da thắm thịt mà còn giúp cho lớp da được chai sạn lại để chịu đòn.
Dầm cán
Chân gà được ngâm vào một dung dịch thuốc pha với nước tiểu hay muối để giúp cho chân gà săn chắc lại. Có thể ngâm chân gà ngày hai lần sáng và tối mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp cho các ngón chân và quản gà rắn chắc khi ra đòn đá đau và chắc hơn.
Quần sương
Các sư kê tin rằng sương buổi mai tinh khiết giúp cho gà khỏe mạnh trong lúc tập luyện. Mỗi sáng khi gà cất tiếng gáy đầu tiên là gà được thả ra sân sớm trong lúc tròi còn đang tờ mò để vươn vai, đập cánh gáy đi lại trong sân khi sương chưa tan.
Om
Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm vối một nồi nưốc nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu để gíup gà khỏe mạnh.
Xổ Gà
Được cáp vối gà cùng chặng, cùng tuổi để đá thử sức và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê. Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp.
Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng mức cần phải có thời gian và đủ kiên nhẫn để gà lốn lên một cách bình thường. Trung bình vào một năm tuổi (12 tháng) là lúc gà đã cứng cáp và bắt đầu vào chương trình tập luyện chuẩn bị cho việc ra trường. Sau 6 tháng áp dụng những phương pháp huấn luyện trên, khi được 1 năm rưõi (18 tháng) là gà đã rắn chắc như một thỏi sắt tôi luyện và có nội lực và ngọ ai hình sung mãn sẵn sàng ra trường đụng gà khác. Các sư kê dầy dạn kinh nghiệm thường nuôi và tập luyện gà đúng độ mói mang ra thi đấu, trong khi các tay chơi gà trẻ tuổi không có nhiều kinh ghiệm và háo thắng hay ép gà đá non chưa đủ lực thường chịu thảm bại dưới tay các bậc đàn anh trong nghề.
Cáp Độ
Cách cáp độ gà ỏ Việt Nam rất khác nhau tùy theo từng địa phương. Tài liệu này không có đủ dữ kiện để phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa các trường gà đang sinh hoạt đều đặn tại các miền Bắc, Trung và Nam. Những chi tiết trình bày trong tập tài liệu này được thu thập tại một số trường gà tiêu biểu và có thể không hoàn toàn đúng cho từng miền hay những trường gà cùng một địa phương.
Tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, các tay chơi đá gà thường không dùng cân để cân trọng lượng của gà. Tuy nhiên, cũng có sới dùng cân, tỷ như sới gà của cựu phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ thì có dùng cân khi qua cổng.
Thường thì các tay chơi gà định lượng con gà đối phương bằng cách dùng mắt quan sát để cáp độ. Những tay cáp độ gà sẽ mang gà ngồi vào bồ (vòng) có nơi đào lỗ sâu xuống đất để làm đấu trường, để so kè chiều cao vặ bề ngang của lưng gà để bắt chặng. Mỗi trường đá gà có những luật lệ riêng do chủ trường gà đặt ra. Có nơi cho phép chủ kê được đụng chạm, rờ tay trên con gà đối phương. Có nơi cấm không cho vì lý do an toàn cho gà của khách mang đến.
Trong những nơi cho phép chủ kê được phép lấy tay để đo lưng con gà đối phương để đoán chừng “mấy phân xương” lưng, còn được gọi là “cái ngang” tức là chiều ngang của lưng gà. Những nơi không cho phép đụng chạm gà đối phương thì chủ kê phải dùng mắt để phỏng đoán chiểu ngang cũng như cân nặng của con gà kia. Trong trường hợp này chủ kê có quyền yêu cầu chủ kê phía bên kia kéo cánh xuống để quan sát kích thước lưng của con gà đối phương. Chiều cao của hai con gà được xem xét rất kỹ, thường thì hai con gà được chủ kê đâu lưng lại để so kè chiều cao và chiều ngang của lưng gà.
Chủ trường sẽ đóng góp ý kiến thêm về cáp chặng để cho có độ gà đá. Gà có chiều cao hơn thường có lợi thế khi ra đòn, do đó các tay chơi gà có câu “một phân vai bằng hai phân xương”; có nghĩa nếu con gà có 2 phân (2cm) lớn chiều ngang hơn vẫn không bằng con gà tuy kém 2 phân ngang nhưng hơn 1 phân về chiều cao. Tuy nhiên trong vấn đề cáp độ, hai đơn vị đo lường về chiều cao và chiều ngang như thế bù qua KTNGtMi 81 xớt lại thì vẫn được coi là đồng chạng gà và có thể cáp độ được.
Một phương pháp khác được gọi là “vô tay”. Vô tay là thủ thuật dùng tay để nâng dưới lưòn con gà đối phương lên để ưốm chừng sức ■nặng. Các sư kê có kinh nghiệm eó thể đoán chính xác trọng lượng con gà trên tay bằng cách này. Khi vô tay, sư kê cũng có thể đoán biết được thêm về gân cốt và quá trình toi luyện của gà cũng như sức chịụ đựng của nó. Thí dụ như một con gà có lườn dài và sâu hình chữ V (như lưòn tàu đi biển) là loại gà có sức chịu đựng đứng trường bền bỉ. Nhưng phép vô tay không phải trưòng gà nào cũng cho phép. Sự cẩn trọng này rất cần thiết để đề phòng những kẻ ma giáo áp dụng xảo thuật điểm huyệt hãm hại gà đối phương trong lúc vô tay. Thường thì phép vô tay chỉ được áp dụng ở những trường gà mà mọi người đều là bạn bè thân quen. Trong những trận gà ăn thua lốn phương pháp “vô t a / ’ không được áp dụng.
Gà nòi Bính Định – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi dưỡng
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ỏ nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phô’ Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn. Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai.
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nưốc. Đặc điểm ngoại hình Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lốn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểú bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa. Màu sắc của lông, da Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tỷ lệ 50 – 60%.
– Màu lông:
+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.
+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà tía.
+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà xám.
+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà nhạn.
+ Gà có lông 5 màu (đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà ngũ sắc.
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng…
– Màu mỏ: Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
– Màu chân: Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giông nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thưòng thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thưòng giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
– Màu da: Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
Tầm vóc Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ông chân) gà trưỏng thành có con dài tới 15cm, song thưồng thấy loại 10 – 13cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1,5 – 3,0cm ở gà trông). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tối 30cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 84 5,0kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3,5 – 4,5kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3,5 – 4,0kg. Tuy nhiên,, trong quá trình nuôi dưõng và huấn luyện gà, người ta thường không chế khốỉ lượng của gà trống thi đấu ỏ khoảng 3,0 – 3,8kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
Chỉ tiêu | Trống | Mái |
Dài thân (cm) | 22 | 20 |
Vòng ngực (cm) | 41 | 31 |
Dài lườn (cm) | 13,5 | 12 |
Sâu ngực (cm) | 15,75 | 13,5 |
Cao chân (cm) | 31,5 | 25 |
Dài đùi (cm) | 17,5 | 11,5 |
Một sô” đặc điểm ngoại hình khác:
+ Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy).
+ Các phần đầú, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để túng đòn đá.
+ Mặt gà gọn gàng, thưòng khômg có tích, tai ít phát triển.
+ Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lái, dâu, cục)
+ Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.
+ Mắt thưòng nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mặt đen, xanh. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sản – Khả năng sinh trưởng:
Bảng khối lượng cơ thể qua các tháng tuổi (gam)
Tháng tuổi | Gà trống (n =15) | Gà mái (n =30) |
Sơ sinh | 38 – 0,24 | 38 – 0,24 |
1 | 260 – 3,17 | 260 – 3,17 |
2 | 650 – 7,20 | 470 – 4,12 |
3 | 1264 – 18,20 | 1056 – 11,15 |
4 | 1654 – 22,60 | 1280 – 17,50 |
5 | 2632 – 30,70 | 1513 – 22,45 |
6 | 3005 – 35,4 0 | 2076 – 28,92 |
9 | 3371 – 33,35 | 2325 – 26,48 |
12 | 3765 -38,90 | 2628 – 25,40 |
18 | 4034 – 39,55 | 2870 – 25,70 |
– Phát dục:
Gà trống 6 tháng tuổi biết gáy, đến 7 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 7 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.
Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 – 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thòi do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lến để tung đòn và đõ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.
Sinh sản:
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 192 ngày.
+ Khối lượng trứng: 52 – 0,55g/quả.
+ Tỷ lệ trứng có phôi: 91,6%.
+ Tỷ lệ nở/trứng: 85%.
+ Sô” trứng đẻ /lứa: 8 – 12 quả.
+ Thòi gian gà mẹ nuôi con: 3 tháng.
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 5 tháng
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trổng có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ỏ gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thòi gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài Ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9-10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.
Các tính trạng đặc biệt
Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phútm). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ỏ các trường đấu Việt Nam, Trung Quốíc, Lào, Campuchia, Thái Lan… nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thông tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870g ở con mái.
Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ỏ Bình Định khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 – 3 con), có một sô” gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thưòng giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.
– Chọn và nhân giống:
+ Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đòi trưốc cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). + Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1,5 – 4năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
+ Bổ sung dinh dưõng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. + Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).
+ Âp nỏ: Theo truyền thống, người ta thường cho gà nỏ vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con ngưồi. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
– Thức ăn và dinh dưõng:
Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng, cây cỏ… Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1,5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá… khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp, đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giò sáng và 4 – 5 giò chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính cọn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
+ Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự doc):
• Cám gạo: 10%
• Bắp: 20%
• Lúa: 30%
• Cá tươi nấu chín: 20%
• Rau (muống, cải, xà lách): 20%.
+ Khẩu phần cho một gà trông thi đấu/ngày:
• Lúa: 0,25kg.
• Rau, giá: 0,1 Okg.
• Lươn, thịt bò: 0,10kg.
– Quản lý huấn luyện gà thi đấu:
+ Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2,5 hoặc 3 tháng tuổi.
+ Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mẫi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
+ Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ỏ các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thòi cắt tai, tích.
+ Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
+ Huấn luyện gà bằng các việc chính: Quần sương: Cho gà vận động vào sáng sóm hằng ngày. Xát nghệ: Dùng nghệ giã nhỏ, hoà vối rượu, nước trà, nưóc tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. Dầm cẳng: Trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
+ Tổ chức thi đấu: Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3,0kg), hạng trung (3,0 – 3,5kg) và hạng đại (từ 3,5kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên. Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thòi gian 20 phút. Thòi gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
+ Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thưồng được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch I’à mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.
Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài xứ vạn đảo
Nguồn gốc
Giống gà sumatra (ayam gallak) bắt nguồn từ đảo Sumatra, Indonesia. Đây là một trong những giống gà chọi lâu đời nhất và có ảnh hưởng di truyền đáng kể lên những giống gà đá khác. Tuy nhiên, có những nghi vấn về nguồn gốíc thực sự của giống gà này bỏi giống gà sumatra ngày nay và những con gà chọi trong quá khứ không hề có quan hệ huyết thống (theo giáo sư G. Kooy 1995).
Bản sao thu nhỏ của gà sumatra đen được lai tạo ở Hà Lan. ở Anh, gà sumatra trắng được tạo ra bằng cách lai xa vối yokohama trắng, tuy còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng những con gà trắng này.
Cá thể đầu tiên được nhập vào M ỹ từ năm 1847. Nhờ màu lông ánh kim và vẻ ngoài duyên dáng mà chúng trở nên rất phổ biến. Vào năm 1883, giống gà sumatra được ghi nhận trong tiêu chẩn gia cầm Mỹ (Standard of Perfection). Vào cùng thời điểm, chúng du nhập và Đức và năm 1900 du nhập vào Anh. Ớ Sumatra, giống gà chọi này vẫn được duy trì dưói tên ayam sumatra. ơ các nước phương Tây, gà sumatra được lai tạo chủ yếu vối mục đích làm cảnh. Qua nguồn thông tin trên mạng, tôi nghe nói giông gà này được tái lai tạo cho mục đích chọi gà ở Pháp.
Đặc điểm
Gà sumatra có kích thước trung bình vối bề ngoài giống như chim trĩ. Lưng có chiều dài vừa phải, lông mã dày. Đuôi dài và rậm. Lông phụng cong tại hai phần ba chiều dài và cụp xuống. Lông phụng không lết trên mặt đất được chuộng hơn. Gà mái cũng có đuôi tương đối dài nhưng chỉ những lông phụng trên cùng mới cong.
Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) vối mồng trích ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đỏ đến tím.
Màu mắt càng sẫm càng tốt. Nhưng con ngươi và tròng mắt phải rõ ràng. 92 (Bân cliân mầu vàng. Cẳng chân có màu đen và bàn chân màu vàng. Có cả loại bàn chân màu trắng nhưng ỏ Hà Lan, chúng bị coi là lỗi loại, ở Mỹ, bàn chân trắng không bị coi là lỗi và được chấp nhận. Một sô” dòng có nhiều cựa nhưng cũng có một sô” dòng mà cựa chỉ nhú mầm.
Gà trông cân nặng từ 2 – 2,5kg. Gà mái từ 1,8 đến 2,3kg. Kích thưóc của vòng đeo chân là 18mm. Gà sumatra trưởng thành hoàn toàn ỏ 2 năm tuổi. Đây ĩà một yếu tô” quan trọng cần cân nhắc trước khi đem gà tham dự triển lãm.
Hành vi
Hành vi ỏ gà sumatra cho thấy chúng vẫn duy trì những đặc điểm của tổ tiên. Chúng thực sự thích đi dạo loanh quanh và cũng rất cảnh giác. Nếu cảm thấy bị đe dọa thì ngay lập tức chúng có thể bay qua hàng rào cao một cách dễ dàng. Nếu được lựa chọn giữa chuồng gà vối một cành cây thì hầu hết gà sumatra đều chọn cách thứ hai. Bỏi hành vi như vậy mà gà sumatra cần chuồng nuôi rộng rãi và chạc cấy cao. Chúng cũng cần chạc để giữ cho bộ lông sạch sẽ và cơ bắp mạnh khỏe. Gà sumatra không đòi hỏi loại thức ăn cầu kỳ nào khác. Đôi khi chỉ cần tăng cường thêm một lượng chất đạm để kích thích lông phát triển.
Gà sumatra là giống gà mạnh mẽ với khả năng kháng bệnh cao. Bạn chỉ cần theo dõi bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay CRD (Chronic Respiratory Disease), một loại bệnh di truyền ở gà. 94 Đê’ giúp gà mạnh khỏe, tốt nhất nên giữ môi trường khô ráo và che chắn vào ban đêm. ;
Mặc dù là gà chọi, gà sumatra vẫn chấp nhận nhau ở một mức độ nhất định. Gà trống tơ có thể lớn lên cùng nhau sau khi sự phân cấp trong nhóm đã rõ ràng. Nhưng chúng cần không gian để tránh xa khỏi vùng rắc rốỉ. Gà nuôi trong chuồng có vẻ ít cá tính hơn những con được thả rông. Nhà lai tạo chăm sóc gà của mình hằng ngày và đặc biệt những con gà tơ thể hiện sự tin cậy và cả ảnh hưởng nữa. Gà tơ được cho ăn bằng tay sẽ theo chân nhà lai tạo khắp mọi nơi. Gà được nuôi cùng chó và mèo sẽ quen với chúng và cảnh báo khi những động vật khác thâm nhập vùng lãnh thổ của chúng.
Màu sắc
ở Hà Lan, chỉ có màu đen ánh kim mối được coi là màu chuẩn, ánh đỏ hay tím cũng tồn tại nhưng bị coi là lỗi. Ngoài ra còn có những màu khác nữa. ở bán đảo Scandinavia người ta duy trì cả sumatra xám tro (blue). Ớ Hà Lan, chỉ một số ít người duy trì màu xám tro. 0 Đức có.một sô” cá thể màu đen – đỏ hay nâu sậm. ở Anh và Mỹ có một số gà sumatra xám trắng (splash stag) nhưng đến nay chúng vẫn chưa được đưa vào tiêu chuẩn, ớ Bỉ có một sô” gà sumatra bờm đỏ (màu điều) được triển lãm nhưng những màu này cũng chưa được cập nhật thành tiêu chuẩn.
Nhò dáng vẻ bề ngoài giông như chim trĩ mà gà sumatra trỏ thành bảo bôi của khu vưòn hay bãi chăn thả. Gà mái đẻ khá nhiều trứng mỗi măn và trứng có màu trắng. Gà mái chăm con rất giỏi. Nếu chim ác là (magpie) hay những loài săn mồi khác đe dọa gà con thì gà mái sẽ thể hiện hành vi mạnh mẽ nhất để bảo vệ con mình.
Tiếng gáy của gà sumatra hơi lạ nếu bạn mói nghe lần đầu. Nhưng gà trông vẫn gáy như bất kỳ con gà trống nào khác. Gà sumatra cực kỳ duyên dáng và bí ẩn. Chúng thực sự là giông gà có giá trị!
Hiện trạng
ở Hà Lan, gà sumatra tương đô”i hiếm, mặc dù trên thực tê” có đầy đủ các dòng và gà giông để lai tạo. Nếu so sánh ở tầm mức toàn cầu, tình trạng của giông gà là nhạy cảm. Vì vậy, cần tiêm chủng gà sumatra để không bị loại bỏ bắt buộc vì những quy định y tế. Lý do là để bảo tồn giống gà này như là một di pản văn hóa.
Nghệ thuận nuôi và huấn luyện gà chọi
Ba nội dung chính trong việc nuôi gà chọi: ăn, vần và om
Chế độ ăn uống
Gà chọi là giống gia cầm, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc. Kinh nghiệm cho thấy, muốn cho cơ bắp gà rắn chắc nên cho gà ăn thóc tẻ là chính, ngoài ra điểm phụ thêm một ít mồi và rau, quả khác.
– Cách cho ăn: Mỗi ngày cho gà ăn 2 bữa thóc: Sáng từ 6 – 7 giờ, chiều từ 17 – 18 giò tuỳ theo mùa đông hay mùa hè; Buổi trưa khoảng 12 – 13 giò cho ăn phụ thêm ít mồi và rau quả tươi cho đủ chất.
– Lượng thức ăn: Mỗi bữa không được cho gà ăn no hết dung tích diều, cho ăn như vậy gà vừa béo vừa lưòi, không chịu hoạt động lùng sục tìm ăn, mất bản KTNC.Đ7 97 năng sinh tồn trong thiên nhiên, hại vô cùng. Vậy lượng ăn mỗi bữa chỉ khoảng 1/2 – 2/3 dung tích diều, sao cho sau khi ăn xong bữa, không quá 4 giờ đồng hồ, tức là khoảng 10-11 giờ trưa trong diều không được còn một hạt thóc nào là vừa; vối lượng ăn sáng này, đến 12 – 13 giờ trưa, gà đói, bắt đầu sục bối tìm ãn, chủ gà cho ăn bổ sung mồi và rau (hoặc quả) cho đỡ đói, chò bữa ăn chiều.
– Mồi là thức ăn giàu đạm (protein), ít mỡ (lipid) và đủ chất khoáng. Dưới đây là một sô’ loại mồi hay dùng:
+ Thịt nạc (thịt chót, vó bò, đùi cóc đã làm sạch) kho hơi mặn.
+ Trạch nưống, hay cá nục khô cắt nhỏ, rửa sạch Hai loại mồi ở trên nên thay đổi xen kẽ nhau cho gà ăn rất tốt. Các loại mồi đặc biệt:
+ Tắc kè, thảo long, thạch sùng ngâm rượu thỉnh thoảng cho ăn điểm thêm, rất bổ.
+ Cua đồng băm nhỏ ăn ít chắc gà, ăn nhiều rạc gà.
+ Thịt bò băm nhỏ trộn với bột Mã tiền, ủ thốỉ lên ròi, mỗi ngày 1 gà chiến chỉ cần cho ăn 1 – 2 con, gà rất sung, tuy vậy không nên ăn nhiều rất nóng. Chú ý: Mã tiền là độc dược, để bảo đảm an toàn, khi ủ mồi phải làm xa chỗ người và vật sinh sông. Nhớ mỗi tuần vào lúc mát tròi, nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt (1 quả) tránh dịch toi và làm gà không quáng mắt.
Chế độ thuốc bổ dưỡng cho gà chiến
Muốn gà có thể lực sung mãn, ngoài ăn uổng điều độ, khổ luyện có bài bản, chủ gà phải bồi bổ cho chiến kê của mình bằng chu kỳ thuốíc 7 ngày theo bảng dưối đây:
+ Trường hợp gà kém gân, nên tăng cường Strichnin, theo chế độ thuốc bảng sau:
Buổi / Thứ | Hai | Ba | Tư | Năm | Sáu | Bảy | Chủ Nhật |
Sáng | B12 | STRICN | Vitamin C | B12 (tiêm) | TRICH.N | Vitamin C | Dầu cá |
Chiều | B12 | STRICN | Vitamin C | B12 (tiêm) | TRICH.N | Vitamin C | Dầu cá |
Khi gân đã khá, chuyển saiỉg dùng thuốc ỏ bảng tiếp theo.
Một số lưu ý khi dùng thuốc
* Nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc là biết phối hợp điều hoà tính hàn và tính nhiệt của các loại thuốc; biết lựa chọn thời tiết, thòi khắc thích hợp để dùng thuốc không bị phản tác dụng, lại có hiệu quả cao. Ví dụ: Buổi trưa hè, nhiệt độ ngày đang cao 35 – 36°c mà dùng các loại thuốc có tính nhiệt như Hải cẩu hoàn hay Strichnin, không những chẳng lợi mà còn có thể làm mất gân hoặc dạc gà. Ngược lại, tròi lạnh, nhiệt độ ngày thấp 8 – 10°c, đừng uống sâm vì tính hàn cao, hại gà.
* Khi dùng thuốc có tính nhiệt cao như: Hải cẩu hoàn, Strichnin, Hổ cốt, nghệ… phải cho ăn kèm theo cà chua mát, tránh táo bón.
* Mũi tiêm bắp (B12) phải cách ngày ra trường ít nhất trước 5 ngày.
* Những gà mình thịt còn béo, các buổi sáng mát trời đều trong nuốt nghệ, ngoài vào nghệ liên tục cho đến khi ráo gà mới dừng nuốt nghệ.
* Khi gà đã đỏ khoẻ, nên thay mũi tiêm bắp B12 bằng việc uống 1 viên 3B, đõ tiêm hại gà.
Buổi / Thứ | Hai | Ba | Tư | Năm | Sáu | Bảy | Chủ Nhật |
Sáng | B12 (tiêm) v.t.m 3B | STRICN cao trăn | Vitamin C | Cao trăn | Vitamin C | Cao trăn | Vitamin C |
Chiều | Hải Cẩu hoàn | Sâm và tam thất | Hoàn lục vị | Hải Cẩu hoàn | Sâm và tam thất | Hoàn lục vị | Sâm và hổ cốt |
Phương pháp vần
Vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà mộc thành 1 gà chiến.
– Có 3 hình thức vần gà:
+ Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.
+ Gà vần tập với người: Gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tậpquay thóc.
+ 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng. (Các hình thức vần sẽ được trình bầy chi tiết ỏ phần sau).
– Cường độ vần gà:
Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao; từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (Max) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1 con gà mộc muốn ra trường thi đấu được, cần vần theo cung bậc nào? Bảng vần sau đây đã được qụy chuẩn: Một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng và thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.
– Công thức chung:.
+ Vần 1 hồ đòn (15 – 20 phút), số ngày nghỉ sau khi vần là 4 ngày.
+ Vần 1 hồ hơi (30 – 40 phút), sô” ngày nghỉ khi vần là 3 ngày.
Các hệ số trên thay đổi tuỳ theo sô” hồ vần ít hay nhiều (± 0,5 ngày/ hồ).
Kỳ vần | Số hồ vần | Tổng số ngày nghỉ | Số ngày nghỉ sau khi vần | Số ngày và số vòng chạy lồng | Số ngày nghỉ sau khi vần |
1 | 1 Đồn + 1 Hơi | 4.5.1 = 4, 5 ngày
3.5.1 = 3,5 ngày Tổng = 8 ngày |
3 | 3 ngày (50V – 90V – 50 V) | Nghỉ 2 ngày thả rông (cần kiểm tra) |
2 | 2 Đồn + 2 Hơi | 4.2 = 8 ngày
3.2 = 6 ngày Tổng = 14 ngày |
6 | 6 ngày (50V – 70V – 90 V)
(90V – 70V – 50V) |
Nghỉ 2 ngày thả rông (cần kiểm tra) |
3 | 3 Đồn + 3 Hơi | 3,5 . 3 = 10,5 ngày
2.5.3 = 7,5ngày Tổng = 18 ngày |
9 | 6 ngày như ô trên | Nghỉ 3 ngày 1 ngày tập nhẹ 2 ngày sau như trên |
40 ngày | Nghỉ hết đợt kiểm tra cân | Nghỉ hết đợt kiểm tra cân |
– Sau kỳ vần thứ 3 bắn chân có thể ra trường được: Nếu bắn chân: 5 phút, sau 2 ngày ra đá; 10 phút, sau 4 ngày ra đá; 15 phút sau 5 ngày ra đá; kỳ bắn chân này đặc biệt quan trọng, người chơi phải quan sát kỹ (sức bật khi giao chân, đọ chí chợp bén mỏ khi vào díu, đọ căng xiết khi tung chân đá, quan trọng hơn cả là “thần khí” của “chiến kê” thể hiện qua sắc đỏ và hơi thở trong khi bắn chân).
+ Muốn cho gà an toàn khi bắn chân, phải tìm gà phu bịt mỏ, cuốn chân to, đứng cho gà chiến bắn.
+ Nên bắn chân hoặc vần gà những kỳ CUỐI vào lúc nào? Các hình thức vần gà đều nên chọn lúc thời tiết đẹp, lý tưởng nhất là ngoài trời có nắng nhẹ, khô ráo, nhiệt độ không quá nóng, lạnh. Ngược lại, không bắn chân hoặc vần gà vào ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời cao hoặc lúc gió mùa mưa rét, sẽ hỏng gà.
+ Thường sáng dậy, trước khi cho gà ăn, hãy cho gà chạy lồng, chia số vòng chạy lồng làm 2 hoặc 3 đợt, giữa mỗi đợt chạy, gà được phun nưốc chè để kích thích sự hưng phấn tự nhiên trong luyện tập.
+ Sau khi chạy lồng, phun nưốc chè, xoa khô, cho dùng thuốc & ăn sáng rồi mới được vào nghệ.
– “Vào nghệ”: Là công đoạn không thề thiếu được trong trình nuôi gà chọi. Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao và công lực phát ra nặng hay không tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.
Phương pháp vào nghệ cụ thể như sau: Nghệ củ (đã luộc trong nồi om), 1 nhánh bằng ngón tay cái giã nhuyễn trong cốì, đổ ít rượu (hoặc nước chè) vào nghệ nhuyễn, đánh cho ngấu và sánh là được. Lấy bàn chải hoặc chổi quét bôi nưốc nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ỏ những vùng hay bị đòn đánh tới như: đầu, mặt, cổ, vai, lưng, cánh, hốc nách, lưng sườn, ngực và những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà. Chú ý: Đùi vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà.
– “Ra nghệ”: Sau 6 giờ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ. Khoảng 12 – 13 giờ trưa phun nưóc chè, xoa đều bớt nghệ lần 1; 4 giờ đồng hồ sau, khoảng 16 – 17 giò lại phun nước chè, xoa đều ra bốt nghệ lần 2. Tiếp đó bước vào tập quay thóc rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nưóc chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội; cuối cùng cho gà dùng thuốíc và ăn nốt bữa chiều.
– “ Quay thóc” là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ. Tổng sô” vòng chạy lồng và quay thóc khoảng 110 vòng/ngày. Ví dụ: hôm nay chạy lồng 70 vòng, thì sô” vòng quay thóc là 110 – 70 = 40 vòng; chủ gà điều khiển cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng thuận chiều kim đồng hồ và 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ, cứ làm thế cho đủ 40 vòng.
Chú ý: Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng sô” vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi; ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường sô” vòng chạy lồng là 50 vòng, vậy sô” vòng quay thóc là 80 – 50 = 30 vòng. – Các động tác tập bộ: Có tác dụng hỗ trợ, bổ sung và nhấn mạnh vào các động tác vận động trong thi đấu. Tuy vậy luyện tập phải nhịp nhàng, các động tác càng tự nhiên càng tốt. 6 động tác tập bộ như sau:
+ Lắc cần cổ sang 2 bên, sau trước.
+ Giật nhẹ cánh xuống để gà tự giật trở lại. Vuốt cánh treo gà lên và thả xuống nhẹ nhàng.
+ Ân gà đi tấn gô”i sát đất (rất mỏi, làm ít).
+ Cánh tay chắn ngang diều, tay kia đập nhẹ vào lưng vào hông cho gà tập trườn đẩy.
+ Tập quay tại chỗ: Để dọc cánh tay khoác vào cần, vai gà, quay tay từ từ cho gà tự xoay theo.
+ Kéo hàm mỏ dưối, bật tay mỏ ngậm trỏ lại, tập vậy rất khoẻ hàm mỏ.
– “Quần sương, dãi nắng”: Là hình thức rèn khổ luyện cho gà, chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh; Không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào tròi đông lạnh, vẫn vần tập đều; Càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hằng ngày.
+ Cách phơi nắng: Buổi trưa có nắng phải phơi gà trên nền đất ẩm hoặc cỏ mát (nếu là nền xi măng, phải trải bao tải dầy, ẩm nước). Thời gian phơi 1 giờ nắng/ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước.
+ Chú ý: Nếu nắng nóng 34 – 35°c trở lên, phải cho gà uống 1 miếng sâm khi phơi nắng. Om chườm Om chưòm gà chọi là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhò đó làm gà săn chắc^ sức bền chịu tăng lên và ra đòn nặng hơn so với gà không được om. Các công việc cần làm hằng ngày: Sáng vào nghệ; Trưa phun nưốc chè ra nghệ lần 1, chiều phun nước chè ra nghệ lần 2, trước bữa ăn chiều om nóng ra nghệ lần thứ 3, rồi tắm xoa khô và mắc màn cho gà ngủ.
– Nồi om: Gà sau khi vần, đá về nồi nưổc om gồm nghệ nguyên củ, ngải cứu và ít muôi, nồi om này không để quá 4 ngày phải thay nước mối. Nồi om mối tiếp theo vẫn vậy, chỉ thay ngải cứu bằng lá chè tươi, không để quá 5 ngày lại thay nưốc mới, nguyên liệu không đổi. – Thao tác om: Mỗi lần om nóng khoảng 10-15 phút; nồi om đun sôi, bắc ra ngoài, om chườm theo thao tác (10 tay om) như sau:
+ Tay 1 (Tl): Nhúng khăn om, vắt khô, chấm tảng, mặt; vuốt xuôi cần cổ xuốhg sống lưng, 2 âu vai, cánh gà; chuyển nếp khăn lấy hơi nóng chấm 2 quả táo và day ngực gà; dở khăn om mặt trong cánh bên trái, rồi nắm khăn đấm vào gầm bụng, đít gà; CUỐI cùng mở khăn còn ấm xoa mông, hông, đùi và gập nhẹ quản bàn ngón chân trái gà.
+ T2: Thao tác như Tl, nhưng làm bên cánh và chân phải gà.
+ T3 – T4: Làm lại như TI – T2. Lúc này nước đã nguội, tiếp tục om theo thao tác sau:
+ T5: Nhúng khăn nóng, vắt khô, chỉ om cần mặt cổ gà, dở khăn lăn cổ, om âu vai, vuốt sống lưng. Nhúng khăn nóng lần nữa, vắt khô, vỗ đít, om ngực, vuốt phía trong cánh trái, om hông đùi chân trái. + T6 : Nhúng khăn 2 lần om như T5, nhưng làm với cánh và chân phải gà.
+ T7 – T8, T9 – T10 : Làm lại như T5 – T6.
+ Nồi om cổ truyền: Là nồi om có 2 lớp: Lốp ngoài gọi là nồi thành (gồm nghệ củ và chè tươi);Xớp trong gọi là nồi quách (gồm vỏ gạo, rễ si, lá tre tưóc nhỏ, cắt ngắn, nghệ giã nhuyễn và ít muối).
Các thao tác Tl, 2, 3, 4, 5, 6 dùng nước om nồi quách.
Các thao tác T7> 8, 9, 10 dùng nước om nồi thành.
+ Chú ý: Sau khi om, nhớ lấy khăn khô lau kỹ, dùng tay mát xa thư giãn toàn thân gà rồi cho thuốc, ăn chiều và mắc màn, ngủ bồ
Kỹ thuật đúc gà chọi
Lựa chọn gà bố mẹ
– Gà trống mái phải Can trường và Liền bộ, đó là 2 điều cốt yếu để tuyển lựa gà bố mẹ.
– Gà trống và gà mái phải hoàn toàn không gần gũi hoặc cùng huyết hệ. Càng sinh trưỏng ở những nơi xa nhau càng tốt.
– Nếu mái mẹ là gà dựng kiệt 2 mang, đưa gà trống cưa cần hoặc chui vỉa vào sẽ được gà lối.
– Nếu gà mái mẹ là gà lốỉ hoặc gà cưa cần, phải đưa gà trống dong dựng mới tạo được gà lối. Nếu cũng đưa trống lối vào sẽ ra nhiều gà kê không chơi được.
Chế độ ăn uống cho gà bố mẹ
– Duy trì 1 bữa thócrngô (tỷ lệ 2:1) và 1 bữa súp, ngoài ra rau và vỏ trứng phải đủ ăn đến mức dư thừa cả ngày.
– Chú ý: Gà mái vừa đẻ xong, cho ăn bổ sung ngay 2 con trạch sông và sau khoảng 2 giò đồng hồ gà mái ăn uống no nê, nghỉ ngơi thoả thích mới được thả gà trông vào đạp. Nếu thấy rõ gà trông đã phủ mái ở tư thế hoàn toàn tự nhiên là yên tâm tách trống ra cho đõ hao tổn sinh lực.
Bí quyết đặt ổ gà ấp
Một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ ấp nỏ nhiều ít là kỹ thuật làm ổ gà ấp.
– Phải vặn ổ rơm, cuộn tròn, lót êm, theo hình hơi trũng lòng chảo; điều này làm gà con khi nở ra không bị kẹp ngạt và vẹo lườn ngẹo cổ…
– 0 rơm nên đặt trong thùng gỗ, góc thùng phải có 1 cóng nưốc uống nhỏ, để gà mái đủ nước uống, toát hơi ẩm cần thiết cho trứng trong môi trường nhiệt độ điều hoà, tỷ lệ nở mối cao được.
– Mỗi ngày đúng buổi trưa cho gà mái xuống ổ đi vệ sinh 1 lần khoảng 15 phút và nên cho tắm cát tránh bọ mạt hại gà. Trong khi ổ để trống ta tranh thủ phun thuốc chống bọ vào dưới ổ rơm và quanh trứng định kỳ vào những ngày thứ 5, 10, 15 và 19 kể từ ngày đặt trứng. – Lưu ý: Nếu có trứng võ ta phải thay ổ rơm mối vào ngày 15 để ổ sạch chuẩn bị đón gà con sắp nở.
Nuôi gà con từ khi mới nở đến khi rời mẹ
– Khoảng 20 ngày ấp, gà con sẽ nỏ; sau khoảng 1,5 ngày chò gà nở hết và con gà nỏ cuối cùng khô lông, chọn lúc ấm trời, cho gà con xuống ổ. Nếu trời rét phải trải bao tải trên nền nhà và thắp 1 ngọn đèn 25W thả thấp sưỏi ẩm cho gà con. cả đàn gà được úp trong 1 bu rộng có đai cao khoảng 15cm che kín sát đất, trên có màn che, tránh chuột bọ.
Chú ý bao tải trải nền phải rộng hơn bu úp đàn gà và vít căng thẳng ỏ các góc để gà mái mẹ không bối được, dễ giẫm chết con. Trong bu phải có đĩa hoặc cóng nưốc thấp luôn đầy để gà con uôhg, mỗi ngày nên thay bao tải trải nền 2 lần vào buổi sáng trưóc khi ăn bữa sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống của gà con trong tháng đầu tiên
Tuần lễ thứ nhất chỉ cho gà con ăn vừng, tấm và rau tươi non cắt thành sợi nhỏ li ti ngắn khoảng lcm. Tuần lễ thứ 2 bắt đầu cho ăn điểm thêm ít thóc và thịt chín xay nhỏ, vẫn bảo đảm đủ rau tươi, tuy vậy vừa cho gà con ăn vừa xem phân khô tốt là được. Tuần thứ 3 bắt đầu thay thế tấm vừng hoàn toàn bằng thóc xay, vẫn dùng đều rau và thịt chín băm nhỏ như tuần trưốc. Tuần thứ tư vẫn cho gà con ăn thóc xay và rau, ngoài thịt chín xay nhỏ, bước đầu cho gà con ăn điểm thêm trạch hoặc lươn băm nhỏ trần nước sôi, nhố theo dõi phân khô là được.
– Chú ý: Có nắng tròi tranh thủ phơi gà con, tránh cốm gà.
– Chế độ ăn uống của gà con từ tháng thứ 2 đến lúc rời gà mẹ:
+ Bữa sáng: Thóc + ngô + trạch (hoặc lươn) xay lộn với vỏ trứng cho 10 gà con dùng trong 1 ngày, còn rau tươi phải dư thừa cho cả ngày.
+ Bữa trưa: Cho ăn sâu bọ tươi trong hố sâu bọ làm tại vườn nhà.
+ Bữa chiều: Khoảng 15 giờ cho ăn như bữa sáng, đến 17 giờ cho ăn bổ sung thêm sup chín cùng bữa vói gà lốn trưốc khi tìm chỗ đi ngủ. Những gà con chậm lớn phải uống thêm thuốc theo công thức a – b – c (1 dầu cá – 1 vitamin B12 – 1 vitamin C), mỗi tuần uống 2 chu kỳ thuốc như vậy, chủ nhật nghỉ dùng thuốc. Khoảng 3 tháng tuổi gà con bắt đầu bỏ gà mẹ, cho uống thuốc tẩy giun sán lần thứ nhất rồi chuyển sang chế độ nuôi gà choai.
Nuôi gà con trong 3 tháng tuổi đòi hỏi ngưòi nuôi phải tỉ mỉ, cẩn thận và xác định là bận rộn như nuôi con mọn. Bù lại ta sẽ đựơc những chú gà con tròn chĩnh, xinh xắn và khoẻ mạnh đầy triển vọng về sau này.
Đạo Kê – Kinh Kê
Có ít nhất là hai bản Kê kinh vối nội dung không hoàn toàn giống nhau. Đây là bản Kê kinh được đăng trên báo Nông cổ mín đàm, 1902. Theo nhiều tài liệu thì tác giả của Kê kinh chính là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832).
Kinh kê có những giá trị lịch sử và thực tế của nó. Tuy nhiên Kinh kê – Đạo kê viết ra chủ yếu cho gà đòn cho nên không phải tất cả mọi thứ đều có thể áp dụng cho gà đá cựa sắt. Bất kì cuốn sách, kiến thức nào muốn áp dụng cho nhiều thời đại đều phải có những người ở từng thời, đi theo dòng lịch sử viết lại những gì mới và chỉnh sửa những cái không phù hợp. Kinh Kê thì lại không đựoc như vậy mà chỉ lưu truyền hằng mấy trăm năm, qua các sư kê vẫn giữ nguyên tác trong khi con gà đá đã thay đổi phát triển rất nhiều nhất là gà cựa.
Tròi xuân nương ngọn đèn hoa,
Thừa nhân xem thấy sách gà Phạm Công
Dạy răn chẳng sót mảy lông,
Từ đây mới hãn phép trong rất mầu.
Trưốc phân văn võ làm đầu,
Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ hầu phân minh.
Ngũ thể là ứng Ngũ hành
Tương sinh, tương khắc cho đành can chi.
Hình công, hình phụng, hình qui,
Cần trên cần dưối coi thì cho thông.
Lại tường từ cái thép lông,
Hạt mao trưốc võ phẩm đồng phước kê.
Gặp gà võ thử nên ghê,
Tượng mao viên phát ai hề dám đương.
Bất câu ô, xám, ó, vàng.
Một mình năm sắc rõ ràng gồm văn
Lông đuôi mà có quầng trăng,
Mã dài chí gối thiệt là tưốc linh.
Cánh lông trổ chín lưu tinh,
Hai bên mười tám tài tình xiết bao.
Thuần văn thuần võ làm sao,
Văn pha võ lộn dường nào vẽ cho?
Mã kim nhỏ nhẹ không to,
Lông ngòi cho ướt thiệt đồ thuần văn.
Lá tre to trọi hai phần,
Sắc không khô ướt nó rằng văn pha.
Thép lông thuần võ kể ra.
Màu khô Mã lại ấy là võ tinh.
Lại mã dài ướt hoà mình,
Võ pha là thế phải nhìn mà phân.
Sắc lông bày tỏ ân cần,
Lỡ văn lỡ võ sao rằng lỡ pha.
Mồng co, mồng lái văn hòa,
Mồng chóc, mồng trập danh là võ quan,
Mồng khe, mồng trích rõ ràng văn pha.
Đầu mình đã tỏ gần xa,
Sau này ta sẽ bảo mà bộ chơn.
Sao rằng văn giáp danh xưng,
Sao rằng võ giá rằng thuần rằng pha?
Bất câu xanh, xám, trắng, ngà,
Đường đất cho nhỏ, vảy mà cho trơn.
Ngón dài thắt nhỏ thòi hơn,
Cựa kim đóng thấp ấy chơn văn thuần.
Khai mương vảy dóng khô vi,
Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai.
Còn như đại giáp bài khai,
Đường đất sợi chỉ thiệt tài văn pha.
Chơn dầu vảy cọp tỏ ra,
Đường đất thô lốn ấy là võ xen.
Cựa mà có đóng trong huyền,
Nhọn cũng như buá võ tuyền vậy vay.
Cựa đao hoặc lớn mà ngay,
Thấy thòi cho biết nó rày võ pha.
Văn thuần ăn võ thuần mà,
Võ thuần ăn đặng văn pha rất mầu.
Văn pha với võ địch nhau,
Thắng vì nhờ vảy ai hầu hơn ai.
Vảy lông trái thế một hai,
Kém vảy bổn mạng dễ nài đứng lâu.
Phải tường bổn mạng ở đâu,
Cứ vảy ngón giữa kể hầu chẳng sai.
Hai mươi hai vảy sấp ngoài,
Mười bảy mười tám thường tài thiếu chi.
Vảy độ cứ xuống mà suy,
Đừng cho núng dập phải ghi vào lòng.
Hậu cưốc liên lộ song song,
Vảy thòi trên cán cho thông một đường.
Đừng cho nát nẩm loạn hàng,
Đứng càng lâu nước, lại càng đá năng.
Vảy hậu một đàng thẳng băng,
No nê khỏi cựa mới rằng bền cho.
Dầu mà khai hậu nhỏ to,
Phía bên vấn cán chẳng lo chút nào.
Phép vảy không kể xiết bao,
Thương người lầm lỗi phải trao tâm truyền.
Cho tường là vảy tam truyền,
Cho tường là vảy chưống thiên chỗ nào.
Câu loan tình trạng làm sao,
Ngư lân, yến nguyệt tài cao thế gì,
Ba hàng rốt chậu vảy qui,
Hoành hoành chỉ địa ai thời dám đương.
Châu giáp, huyền giáp phải tường,
Châu hơn đã hãn huyền nhưòng lại châu.
Nhựt thần vảy đóng ỏ đâu,
Đóng mà ngang cựa để hầu phòng thương.
Lạc mai giáp đóng phi thường,’
Hoặc bày dưới cựa hoặc tường lên trên.
Khai vương giữa chậu hoặc bên,
Chẳng sốm thòi muộn chẳng quên đòn tài.
Hai hàng dầu cách dặm dài,
Nhứt cách nhứt chiếu quầng hoài phải kiêng.
Long ẩn mà có ẩn huyền,
Nưốc ba thòi thấy đá phiên một đòn.
Cao nào ngón giữa ẩn son,
Qua khuya một chút chúng lòn chạy ngang.
Bạch giáp hoa hồng ai tày,
Đá hầu một nước chơn rày như son.
Suất châu ba giáp sổ tròn,
Ai chịu cho nổi ba đòn Từ cung.
Sát chậu một vấn bít bồng,
Đá xen đá bại anh hùng phải kinh.
Bát chỉ nhơn tự gá danh,
Đôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.
Hổ đầu ngón giữa chẳng chừa,
Đá sơ chẳng chết cũng ngơ ngẩn đầu.
Liên giáp vảy ấy thiếu đâu,
Đóng mà ngang cựa ai nào dám trông.
Đã phần phép giáp phép lông,
Lại dạy một phép cho thông lựa gà.
Ăn thua vì bỏi người ta,
Gà hay thất cách ắt là phải thua,
Hiệp cách dầu mấy cũng mua,
Thất cách đem tới mà cho chẳng màng.
Chẳng lựa ô, tía, xám, vàng,
Mã rìhỏ mà ưốt lượng toan lượng tào.
Cổ cần đoạn một liên nhau,
Mỏ xuôi, mình phụng, mồng dâu, mình dài.
Hai vai cánh thiệt hai vai,
Vảy đóng cho mỏng chơn dày phân ba.
Ngón dài nhỏ thắt tằm nga,
Đường đất như chỉ đóng sà cựa kim.
Cần tròn hay lận hay lanh,
Đùi thòi đùi ếch mắt thêm hoả tròng.
Cằm thời cho khít làm song,
Sâu lưòn xương rộng sức trong như thần.
Cho hay là thể thuần văn,
Địch cùng võ thể mười phần toàn công.
Con nào đầu lớn khô lông,
Mình mà tròn tượng, chơn phồng phân hai.
Vảy mang ngón chẳng đặng dài,
Mồng chóc Mã lại dưới hai cựa tròn,
Mắt thòi lớn loả ngoài khuôn,
Vảy thòi to kịch hình dung võ toàn,
Đá thời động địa kinh thiên,
Sánh cùng căn thể thủ thành đặng đâu.
Thuần văn thuần võ dạy đầu,
Văn pha võ lộn sau hầu biện phân.
Hỡi xin giữ dạ ân cần,
Từng chơi biện đặng, phải từng xét suy.
Dạy cho đủ trạng gà kỳ,
Thủ vĩ tương cận thấy thì phải kiêng.
Danh là gà thể triều thiên
CỔ trên cất đứng, đuôi liền cúi cung.
Hình như phụng võ phong trung,
Phép gà cho gã anh hùng không hai.
Mồng rồng mà ngón lại dài,
Chơn dầu hèn xấu danh ai dám đồn.
Con nào gối chí hậu môn,
Hình như Lữ Vọng câu buông Vị hà,
Một đời cho nhẫn đến già,
Mỗi trưòng mỗi cậy, tài mà đòn sau.
Gà tréo tay trói càng mầu,
Tài hay sanh sát gẫm âu khác thường.
Gà nào chơn đóng hai hàng,
Về tên ngang cựa đâm càng nên ghê.
Coi gà biến hoá nhiều bề,
Đành rằng sanh khắc chớ hề mạng chi.
Tại mình coi chẳng hay suy,
Có thua rồi trách, trách thì dỏ hay.
Xin coi hiệp cách như vầy,
Bách chiến bách thắng phép nay đã bàn.
Sách xem phải nghĩ thòi tưòng,
Hữu trung hình ngoại rõ ràng chẳng sai.
Người hiền coi mạo biết tài,
Vật hay nó cũng bày ngoài hình dung.
Giống gà rất đỗi anh hùng.
Cũng gồm năm đức cũng thông trăm tài.
Cổ liền, lưòn thẳng lốn dài,
Vụ xương nặng đúc, ức hai bên dày.
Cổ cần càng vắn càng hay,
Khô chơn, thắt ngón cho gầy thòi hơn.
Mình như bắp chuối chẳng nhường,
Vảy nưốc dưới cựa có tường hay chăng.
Vừa đóng tới cựa thòi ăn,
Bằng không tới cựa nhọc nhằn công nuôi.
Phao câu liền chặt bền rồi,
Lừa mình, qui bốỉ hẳn hòi cả gan.
Xám khô, Ô ưốt ai ngang,
Danh rằng khuyết thạch danh vang bằng truyền.
Gà trên gà dưối phải bàn,
Cổ trường mà dẹp băng ngang thượng hành.
Cổ môn mà vắn ngỡ ngàng,
Lội lặn ỏ dưới khó dằn lên trên.
Dạy cho các thứ hư nên,
Chơn mình tốt cả, sắt bền như cưa.
Ô ăn gà tiá có thừa,
Tiá ăn gà nhạn một giờ chẳng lâu.
Nhạn ăn gà xám rất mau,
Xám ăn vàng ó, vàng hầu ăn ô.
Bảo cho mấy kế ăn thua,
Nằm lòng gắng gỏi cũng mua mà dùng.
Thế ấy mấy ai đương cùng,
Xa quăng mối dám chẳng dung giao đầu.
Xa quăng cầu ít đặng đâu,
Nằm lòng: cấn gối thấy hầu phải kiêng.
Gà quăng mười nưốc chẳng hiền,
Các thế phải nhường cả trưòng đều kinh.
Kiếm cho gà trụ tài tình,
Người đá như sấm trong mình chẳng hư.
Nằm lòng trụ dập, trụ quanh,
Trụ dập các thế thế nào cũng hơn.
Chấm bợ ai thấy cũng nhờn,
Đá mé ăn đặng bởi hơn ngang đòn.
Đá ngang ăn đá sỏ non,
Mé rồi thêm bợ thì còn sỏ đâu,
Gà sỏ tài đâm rất mầu,
Đậm ăn gà mé thế hầu chẳng sai.
Mé ăn gà sỏ hoài hoài,
Sỏ ăn hầu, vậy hầu ăn chong.
Thế nào giữ thế cho ròng.
Kẻo nó hay phản phép trong không thưòng.
Trước đà phân thế xa gần,
Lại truyền phép vảy vân vân tỏ bảy.
T răm hay chẳng bằng độ may,
Tam tài hễ có thòi may muôn phần.
Ba cái kề xuống ân cần,
Đã ròng sỏ mé sút bằng cũng ăn.
Dặm chiếc ba cái răn răn,
Tam tài chánh hiệu mưòi phần chẳng ngoa.
Đóng liền ba cái kề ba,
May đá lịch bại nữa mà hãy quăng.
Vảy ấy nó ăn không chừng,
Nó đá có cái thiệt chưn, gãy cần,
Hồng sa phủ xuống sống chơn,
Khum khum vòng trái mưòi phần độ may.
Nguyệt luân vảy tợ hưng đoài,
Biết đá lịch bại thấy hoài chẳng không.
Ân tinh to nhỏ không cùng,
Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long.
Thỉ dực vầy tên làm song,
Tài hay lịch bại, đá thì hay quăng.
Nguyệt phủ la vảy buá trăng,
Thân nội cái vảy dường chưng buá hình.
Hai hàng vảy đóng rành rành,
Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu.
Ác tinh vảy ấy cũng mầu,
Đóng bằng hột tấm: đá đâu cũng tàng.
Những trên mấy vảy nhứt ban,
Thảy tài lịch bại rõ ràng phải âu.
Thứ ba chỉ vảy nhiệm mầu,
Thần cơ tỏ hết trưốc sau phải bày.
Nghịch lân là vảy dư thay,
Hể đá thì hại ai hầu chẳng kiêng.
Phân nhau nó đóng dị hình,
Bất luận hàng ngũ biết tình khúc lân.
Nhơn tự nội đóng răn răn,
Vảy ấy tài bợ dữ bằng thần lôi.
Huyền châm vảy tượng lắm ôi,
Cán gà ta phải thông coi kẻo lầm.
Vẩy ấy nó ăn vảy son,
Son ăn vảy mực, mực còn ăn vương.
Vương ăn nhựt tự tài thưòng,
Nhựt ăn công tự cho thường mói hay.
Công ăn bán nguyệt chẳng chầy,
Bán nguyệt ngoại lộ ăn rày kim qui.
Kim qui ăn khẩu tự di,
Khẩu tự nó chẳng kể gì cúc kim.
Cúc kim là vảy đàn em,
Trời sanh phải chịu thua dèm vảy kia.
Vảy song nhiều vảy éo le,
Phải truyền cho biết mà đề ăn thua,
Vảy nhỏ thì ăn vảy to,
Vảy dưới hộ trì nó chấp vảy trên.
Vảy khô ăn ướt đã liền,
Tả biên ăn đặng, hữu biên là thường.
Dạy bày vảy độ cho tường,
Đóng trên ngón nội một đường mọc lên.
Gà may vảy độ nảy liền,
Mấy vảy mấy độ ăn toàn chẳng chơi.
Nhơn tự hoặc chỉ ngoài này,
Hoặc năm ba vảy như ngòi tự nhơn.
Mấy chữ mấy độ là chừng,
Ả n đã hết độ thì đành đem ra.
Vảy may vảy rủi đâu là,
Hư có vảy ngoại thiệt là chẳng may.
Ngoài chỉ một hai vảy rày,
Đấy là vảy rủi kể bày chớ nuôi.
Vấn ngang trên cựa rủi rồi,
Tam tài dầu có chẳng bồi đặng đâu.
Tam tài ngăn xuôhg thêm sầu,
Ngăn trên may độ gẫm âu hoài hoài.
Đáp khẩu đường chém chẻ hai,
Đóng trên các vảy sô dài xuốhg nay.
Vảy độ nó chỉ ra rày,
Đấy là nó đó như dày cái kim.
Hoặc ngang hoặc chánh trung tâm,
Nuôi thì tôn lúa, đá thêm thua tiền.
Đã phân vảy rủi vẽ viên,
Lại dạy lựa ngón móng biên, móng rồng.
Hình tằm, đầu trích độc hung,
Ngón nhỏ nhặt vảy ai hầu dám qua.
Lưỡng nghi vảy đá mé mà,
Đóng đôi trên dưới thuận hoà đệ huynh.
Vảy chẻ nhơn tự quấn xen,
Vảy nguyên mà chẻ như hình tự nhân.
Nguyệt luân đóng vảy tròn hơn,
Đóng trên đóng dưối cửa thần thinh không.
Nhơn tự cả thảy song song,
Nguyệt luân đôi cựa cũng dòng trúng đôi.
Móng ròng đá ẩn mà thôi,
Giao đầu nhập nôị cũng nòi đá ngang.
Nhập nội thế bảo cho tàng
Hàng vảy biên ngoại đổ tràn vô trong.
Tròng không thì dạng cũng không,
Thượng hạ có vảy giữa không có gì,
Vảy nghiên vảy phúc chia đi,
Đá ăn người thấy cũng vì bộ chơn.
Vảy phúc rạch nhứt rành rành,
Vảy cái nó đóng như hình phát biên.
Vảy chưa một sắc vạn tuyền,
Dáng trổ một vảy sắc liền khác đi.
Sát nhơn chánh hiệu phải ghi,
Hai bên đều có phải vì phải kiêng.
Hai chân vảy cút đôi bên,
Hiệu là song cút đá liên đá chồng.
Dưối cựa ba vảy song song,
Lại dặm một vảy nằm cùng một bên.
Nó là tứ thánh thiệt tên,
Hoặc ngang qua cựa dưới trên có thường.
Lên thì thấy nó đá ngang,
Dưối thì đá bợ, lại mằn hầu chơi.
Ngón giữa vảy đóng an nơi,
Tướng lân là hiệu đòi đời nghe danh.
Như khẩu có vảy giăng ngang,
Vảy xa ra khỏi thấy càng hay quăng.
Gà người dày lớn mấy phân,
Vấn xương kiếm vảy chó cân chó nài.
Dị hình vảy đóng cũng tài,
Thấy nó dị diện nào ai biết gì.
Vảy nào vấn ra một khi,
Hình như nhơn tự càng thi diệu tài.
Trên cựa thắt lắm rõ ràng,
Hoặc nó đâm mắt cho tàng mà phân.
Ngang cựa dưói cựa ân cần,
Thắc lắm đâm mắt mười phần nào e.
Vảy hình kim đóng ngang bìa,
Vấn ngang là vảy chữ đề bình an,
Vảy nào mà thấy đóng ngang,
Đá nhằm một cái nửa bên ngặt nghèo.
Đôi vảy chen lại tự nhơn,
Chỉ ra áp khẩu nên thân đâu là.
Ngón nội thấy vảy chỉ ra,
Gà ấy ăn độ phải ghi tấc lòng.
Vảy độ chỉ ra rành rành,
Gà đà ăn độ lòi đành bảo cho.
Vảy độ mấy vảy chẻ ra,
Đà ăn mấy độ coi qua thì tường.
Dạy rằng cho độ mọi đường.
Tương sinh tương khắc có tường hay chưa?
Từ nay cho những ngàn xưa,
Phong trần đã lắm bây giò mối tinh.
Tùy cơ ứng biến rất xinh,
Ăn vì dày trí, phải gìn lòi khuyên.
Hoài chi tấm bạc đồng tiền,
Trông gặp thì đá thua phiền đặng sao!
Lựa cho hiệp cách con nào,
Đá thì thấy thắng phép trao chẳng lầm.
Dám khuyên những khách hùng tâm,
Của này xin nhó giá cầm là chơi.
Ô Thủy, tía Hoả, tính tròi.
Nhạn Kim, xám Mộc, Thổ thì huỳnh kê.
Gà ó thổ vượng tư bề,
Cùng vàng đồng mạng chớ hề nghi nan.
Gà bông gà chuối, xám, vàng,
Gà lau, gà chuối, cùng chàng cú kê,
Cứ theo sắc chánh mà suy,
Ngũ hành ngũ sắc kể gì dáng lông.
Xám son, cú chuối nổ bông,
Thiệt là sắc dáng phải ghi tỏ tường.
Giả như xám trổ mã vàng,
Thiệt là sắc Mộc màu vàng kể chi.
Bông nổ mã ô đen sì,
Màu thòi chẳng kể, kể thì Thủy ô.
Như vàng mã chuối trỏ vô,
Kể là sắc Thổ chuối dò làm chi.
Gà tía trổ lau một khi,
Đành rồi Hoả mạng ai thì l$ể lau.
Gà nhạn trổ đen vàng màu,
Chánh sắc Kim thiệt ai hầu vàng đen.
Sắc dáng cũng ăn sắc toàn,
Tương sinh tương khắc cậy liền can chi.
Hoặc là Thủy vượng Hoả suy,
Cũng hay tương khắc tứ thì chẳng không.
Mùa xuân Mộc thạnh khôn cùng.
Gà nhạn tuyết ấy khắc đồng mấy cho.
Mùa hè khí vận lửa lò,
Gà tía Hoả mạng ấn phu với hè.
Qua thu âm khí nặng nề,
Ó gà Thủy cũng sánh kề kém đâu.
Đông lai Thủy thuộc ruộng sâu,
Đừng cho gà xám mạng sinh phải mùa.
Ó vàng hai sắc một pho,
Thổ vượrìg tứ quí bốn mùa có vay.
Cho hay Thổ mẫu sinh ra,
Kim nhờ Thổ mạch mới là có Kim.
Kim lại sinh Thủy chớ hiềm,
Thủy thời sinh Mộc, Hoả hiềm mộc sinh.
Đấy là Ngũ hành tương sinh,
Lại dạy tương khắc sẵn dành đinh ninh.
Đã hay thua đã tương sinh,
Nhưng mà tương khắc tắc tình lạ thay.
0 thủy ăn tía Hoả ngay,
Tía ăn Kim nhạn ngày rày chẳng lâu.
Nhạn ăn xám Mộc rất mau,
Xám Mộc ăn thổ ó, lau, vối vàng.
Nó hay phản khắc ghe (nhiều) đàng.
0 thì ăn tía vàng thường ăn ô,
Nhựt thần cho đặng cũng phò,
Can chi hiệp nó chẳng lo nỗi gì.
Giáp Ất là Mộc vân vi,
Bính Đinh ngày ấy Hoả thì chẳng sai.
Canh Tân vốn thiệt Kim hoài,
Nhâm Quí thuộc Thủy mà ai chẳng tường.
Mậu Kỷ Thổ vượng trung ương,
Tương sinh đặng nó, nó càng thêm xuê.
Ngày £hời lấy thế mà suy,
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì phải coi.
Ngày sinh hay khắc mấỳ ngôi,
Phải phân cho rõ hẳn hòi mà toan.
Giả như ngày thuộc Kim toàn,
Vàng tía thì hơn, xám nhạn thì thua.
Ngày nào thuộc Mộc tía no,
Xám nhạn cũng thắng, ó đùa chạy ngay.
Ngày mà thuộc Thủy nhẫn ngày,
Ó, ô đều thắng, vàng rày lại thua.
Ngày nào thuộc Hỏa ngày mô,
Ó vàng đều thắng, tía đồ vô công.
Ngày mà thuộc Thổ vun trồng,
Ó nhạn đều thắng, ô thua chạy dài.
Phép xem này nữa chang sai,
Kim, Mộc: ó, Thổ: ô nhai Thủy trầm.
Thổ, Kim, Hoả, vận tam lâm,
Nhựt thần là Thủy khắc thâm ba chàng.
Xám, Mộc, nhạn, Kim rõ ràng,
Ngày lại gặp Thủy phải toan trở về.
Ô thuộc mạng Thủy thường lề,
Nhạn tài cho lắm mựa hề giao phong.
Ó thổ gặp ngày Mộc xung,
Nhựt thần thọ khắc, thế phòng bị thương.
Tiá thuộc mạng Hoả là thường,
0 Thủy gặp Hoả phải nhường anh va.
0 là mạng Thuộc thủy hòa,
Xám Mộc đầu gặp nẻo xa cũng về.
Ó, vàng đều Thổ một bề,
Gặp đặng ngày Hỏa ăn dè thủy ô.
Tuổi già đã tám mươi lăm,
Dọn đặng một cuốn cầm bằng ngàn cân.
Chỉ bày đã hết xa gần,
Nghề chơi song cũng tinh thần vậy vay,
Ai dầu coi đến sách này,
Trăm ngưòi xin thấy công dày mà thương.
Phong lưu tài trí cao cường,
Ngàn năm xem xét thì tường tài năng.
Chữ rằng đỗ vật tư nhơn
Tiên giác, hậu giác ân cần một chương.
Thông tin chi tiết liên hệ:
- Adress: 23/5 Bà Điểm 10, Hóc Môn.
- Hotline: 093 358 8185 – 0902 634 544
- Facebook: quanlauhoangganoi
- Website: lauganoi.com
Bài viết KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÁ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoàng Gà Nòi.
from Hoàng Gà Nòi https://ift.tt/2RrwFQR
via Lẩu Gà Nòi
Không có nhận xét nào